01
Đứng càng cao, ngã càng thảm
Cách đây không lâu, một tin tức trở nên bùng nổ trên mạng xã hội.
Đại học Northeastern, một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc, đã ra thông báo sa thải 52 nghiên cứu sinh tiến sĩ cùng một lúc.
Trong số đó, có một nghiên cứu sinh đã học được 18 năm, hoãn tốt nghiệp hơn 10 lần, lần này rốt cuộc cũng không thoát được.
Trong mắt những người bình thường, vào được trường top đã là "con nhà người ta", học lên tới tiến sĩ lại càng là những người ở trên đỉnh của Kim Tự Tháp.
Chỉ cần là tốt nghiệp tiến sĩ ở trường danh tiếng, sau khi tốt nghiệp, chắc chắn không lo tốt nghiệp, mức lương cũng ở mức trên trời.
Cơ hội tốt như vậy, nhưng 52 nghiên cứu sinh kia đã không biết trân trọng.
Trong số đó, có một tiến sĩ về công nghệ thông tin, người từng là quán quân của kỳ thi tuyển sinh đại học ở thị trấn nơi anh sinh sống.
Vốn dĩ anh đã thỏa thuận được lương với công ty Internet lớn, lương hàng năm là 400.000 tệ (khoảng 1,4 tỷ đồng), nhưng bây giờ anh chỉ có thể nhìn công việc tốt vuột khỏi tay.
Mất một khoảng thời gian dài dùi mài kinh sử mà không lấy được bằng, còn một vết nhơ lớn trong đời là bị đuổi ra ngoài, con đường mai sau sợ sẽ ngày càng hẹp.
Hai năm trở lại đây, tin tức về việc đuổi học sinh của các trường danh tiếng nối tiếp nhau nổi lên.
Một số sinh viên chưa tốt nghiệp của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong có thành tích học tập kém và bị hạ cấp xuống các trường cao đẳng cơ sở.
317 nghiên cứu sinh của Đại học Thâm Quyến bị thu hồi bằng.
Đại học Thanh Hoa ra thông báo trục xuất hai nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc học viện chủ nghĩa Mác ra khỏi trường.
Đại học Phúc Đán sa thải 12 nghiên cứu sinh cùng một lúc.
Những nghiên cứu sinh bị đuổi học này đều từng là niềm tự hào của cả một gia đình, thậm chí cả một làng.
Một số là nhà vô địch cấp tỉnh, vô địch thành phố, một số là nghiên cứu sinh đầu tiên của làng, một số gánh trên vai trách nhiệm nặng nề là thay đổi số phận đáng thương của cả gia đình…
Thật không may, tất cả đều mắc cùng một sai lầm, nghĩ rằng nếu được nhận vào một trường nổi tiếng, họ sẽ được lên "thiên đường".
Vì vậy, họ bắt đầu ăn chơi hưởng thụ, làm bất cứ điều gì họ muốn, trốn học và chơi game cả ngày, gần đến ngày thi thì học đối phó cho qua...
Nhưng kết quả?
Những thanh niên "sống cho qua ngày" trong các trường nổi tiếng dần dần mất hút, thậm chí còn bị buộc thôi học.
Đừng nghĩ rằng bạn đang ở vị trí tốt nhất nên có thể lười biếng.
Thế giới này có một sự thật, đó là: bạn càng đứng cao, bạn ngã càng đau.
02
Ở vị trí cao nhất mà lười biếng, bạn sẽ mất đi cái gì?
Có một câu chuyện thực tế như này.
Ngày còn đi học, anh họ tôi chọn học tiếp lên tiến sĩ.
Sau khi tốt nghiệp trễ 1 năm, anh ấy vẫn không viết được luận văn, vì vậy mà đã bị nhà trường cho thôi học.
Điều kiện gia đình của anh ấy rất bình thường, cha đi làm ngoài quanh năm, mẹ kinh doanh một cửa hàng tạp hóa nhỏ trên thị trấn, bao nhiêu năm cấp cho anh ấy tiền ăn học quả thật cũng không dễ dàng chút nào.
Ở quê, anh ấy là tiến sĩ đầu tiên của làng. Mỗi năm vào Tết Nguyên Đán, người ở quê cứ gặp anh là sẽ giơ ngón tay cái lên rồi nói: Tiến sĩ của chúng ta về làng rồi này!
Bố mẹ anh khi nghe vậy cũng mừng lắm, cảm thấy con trai mình rát thành đạt, sau này không còn phải ra ngoài làm công việc chân tay vất vả, rất có triển vọng.
Nhưng với thông báo cho nghỉ học, mọi danh dự và hy vọng đều tan thành tro bụi.
Bạn oanh liệt khi bước vào trường bao nhiêu, bạn xấu hổ bấy nhiêu khi bị đuổi học.
Sau này, có đợt anh ấy xin vào doanh nghiệp nhà nước, nhưng người ta thấy anh ấy gần 30 tuổi rồi mà còn bị cho thôi học, nên đã thẳng thừng từ chối.
Nghỉ ngơi ở nhà một năm, cuối cùng anh cũng tìm được công việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm ở trong thị trấn, lương tháng 8 triệu.
Nghĩ lại thì nếu ngày xưa không thế nọ, thì giờ có lẽ đã thế kia.
Nếu không phải năm 20 tuổi, chúng ta ham chơi và không biết chăm chỉ học hành thì làm sao lại có một tuổi 30 khó khăn như vậy?
Rõ ràng là bạn đã vươn tới một vị trí tốt, nếu tiến xa hơn nữa thì cuộc đời của bạn sẽ rất tươi sáng.
Nhưng sau cùng, bạn đã ngã xuống trước cửa, phá hỏng cơ hội tốt nhất để vượt qua một giai đoạn mới trong cuộc đời.
Bạn nói xem, bạn có tiếc không, có bất lực hay không?
Đời người, điều đáng buồn nhất không phải là không có cơ hội, mà là cơ hội đến mà bạn không nắm bắt được.
Có người từng nói: "Chọn sự thoải mái ở tuổi nên phấn đấu là điều ngu ngốc nhất".
Bởi lẽ:
Nếu bạn tránh bơi, bạn sẽ mất cơ hội tiếp xúc với người bạn thích;
Nếu bạn tránh tiếng Anh, bạn sẽ bỏ lỡ công việc bạn muốn;
Càng trốn tránh, bạn càng thua, và bạn càng ít có cơ hội lựa chọn.
Ở đời không có thuốc hối hận, mỗi người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Cuộc sống không bao giờ là một con đường vô ích, mỗi bước đi đều có giá trị.
Những khó khăn và gian khổ mà bạn nghĩ rằng mình đã thoát ra thực ra chỉ là những chướng ngại vật khốc liệt hơn trong tương lai.
Đừng đợi đến khi bị cuộc sống vùi dập đến mức không thể ngẩng đầu lên và không còn đường để đi, mới nhận ra rằng, những cái khó khăn vất vả của hiện tại chính là cái giá phải trả cho sự tùy hứng khi còn trẻ.
Quy luật chân thực nhất của thế giới này là: hôm nay bạn sống kiểu đối phó, ngày mai sẽ đối phó lại bạn.
03
Ở độ tuổi nên nỗ lực, vui lòng đừng lười biếng
Trong một bài phát biểu trước các tân sinh viên tại lễ khai giảng của một trường đại học, một MC nổi tiếng đã nói như này:
"Khi bạn vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, bạn sẽ được tự do. Nhưng tự do không có nghĩa là buông thả mà phải có ý thức kiềm chế, khả năng tự kỷ luật, biết mình thích làm gì, biết mình thích hợp với nghề gì và biết mình nên làm gì, đây chính là trưởng thành".
Các bạn trẻ à, điều tuyệt vời nhất không phải là nuông chiều bản thân mà là kiềm chế bản thân. Những điều thực sự mang lại lợi ích cho con người phải được tách ra khỏi rất nhiều ham muốn, đôi khi, chúng ta thực sự phải ép mình vào một cái khuôn khổ hữu ích nào đó.
Nỗ lực có khó không? Khó, rất khó.
Nhưng những khó khăn ấy chẳng thấm vào đâu so với nỗi đau bị xã hội tát vào mặt.
Tham đắm hiện tại thoải mái, tương lai sẽ có đau khổ không nguôi. Hầu hết những người cảm thấy rằng việc học tập là khó khăn đều chưa bị xã hội tát vào mặt.
Suy cho cùng, cuộc đời của một người giống như một chiếc thẻ tín dụng vậy, những người thấu chi nó quá nhiều sẽ luôn phải dùng phần còn lại của cuộc đời để trả nợ.
Trên đời này, nỗ lực và thành công chưa chắc đã luôn như hình với bóng, nhưng mỗi sự lười biếng bạn tạo ra ngày hôm nay chắc chắn sẽ trở thành vô số những cái hố khiến bạn ngã xuống vào ngày mai.
Bất kỳ vẻ đẹp nào trên đời này cũng cần phải trả cho nó một cái giá tương xứng, chỉ có nghèo khổ mới chẳng cần làm gì cũng có được mà thôi.
Còn trẻ tuổi, hãy phấn đấu hết mình.
Mong rằng đến tuổi trung niên, bạn sẽ không phải là người ngồi đó thở dài vì bị cuộc sống vùi dập!