Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này

Trung Hạ |

Chế độ thái giám là một phần trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc, tồn tại hàng nghìn năm cho đến khi triều Thanh sụp đổ.

Sau khi công bố di thư thoái vị và chuyển dời sự thống trị mới, Hoàng thất nhà Thanh vẫn được sống trong Tử Cấm Thành, còn có hàng nghìn thái giám hầu hạ Hoàng đế và hoàng tộc.

Mãi đến một ngày năm 1923, Hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi nổi trận lôi đình, không màng đến sự phản đối của hoàng thất, đuổi các thái giám này ra khỏi Tử Cấm Thành. Vậy lúc ấy đã xảy ra chuyện gì?

Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này - Ảnh 1.

Mọi chuyện bắt đầu với một trận hỏa hoạn lớn. Vào lúc hơn 9 giờ tối ngày 26/6/1923, Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh, lan từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các, khiến cung điện xung quanh chìm trong biển lửa.

Kiến trúc hùng vĩ, cây đại thụ biến thành tro tàn, mãi đến trưa hôm sau đám cháy mới được khống chế. Vụ hỏa hoạn ở Kiến Phúc Cung khiến Hoàng đế Phổ Nghi đau lòng không thôi, vì nơi này lưu giữ tranh chữ cổ, tượng Phật của hai đời Hoàng đế Càn Long và Gia Khánh, ngay cả lễ vật Hoàng đế Quang Tự nhận được khi đại hôn cũng được cất giữ ở đây. Nói cách khác, Kiến Phúc Cung chính là bảo khố (kho bảo vật) của hoàng thất. Mà bảo khố này lại bốc cháy không rõ nguyên nhân.

Tra án Kiến Phúc Cung

Thì ra, sau khi Phổ Nghi thoái vị, mặc dù vẫn sống ở Tử Cấm Thành nhưng dù sao cũng không còn quyền lực thực tế của Hoàng đế, nên những quy củ và sự tôn trọng tối thiểu dường như không còn.

Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này - Ảnh 3.

Một đám thái giám thường xuyên trộm cắp văn vật trong cung mang ra ngoài bán, còn nhiều lần bị báo chí thời ấy bắt trọn khoảnh khắc, khiến cả thành xôn xao. Tin thái giám bán trân bảo Cố cung truyền đến tai Phổ Nghi, khiến ông cực kỳ giận dữ, vì thế liền lên kế hoạch thanh tra bảo vật trong Cố cung, lập sổ thống kê, tăng cường quản lý.

Việc thanh tra vừa thực hiện, những thái giám phụ trách trông coi bảo vật đương nhiên khó thoát tội. Đêm hôm đó Phổ Nghi hạ lệnh thanh tra và thống kê sổ sách, Kiến Phúc Cung không hiểu sao lại xảy ra hỏa hoạn. Người tỉnh táo cũng đủ hiểu ngọn lửa này đã khiến mọi thứ trở thành tro tàn, bao gồm cả chứng cứ buộc tội trộm cắp của đám thái giám.

Phổ Nghi một lần nữa nổi trận lôi đình, các thái giám lại dám dùng cách này để chống lại mệnh lệnh của Hoàng đế. Ông càng cảm thấy thái giám trong cung vô pháp vô thiên, tự tung tự tác và coi trời bằng vung. Đồng thời, Phổ Nghi cũng cảm nhận được sự uy hiếp của các thái giám đối với mình, nói không chừng một ngày nào đó, chúng lại khiến cung điện ông ngủ chìm trong biển lửa.

Kế hoạch trục xuất thái giám

Ngày 15/7/1923, ngày thứ 19 sau vụ cháy Kiến Phúc Cung, Phổ Nghi nhanh chóng thực hiện kế hoạch trục xuất đám thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành.

Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này - Ảnh 5.

Song thái giám đã tồn tại trong hoàng cung cả nghìn năm, Phổ Nghi muốn trục xuất họ, phế bỏ chế độ thái giám, đương nhiên là điều khó có thể chấp nhận nổi. Theo đó, Phổ Nghi phải thuyết phục gia tộc hoàng thất, nhiếp chính vương, phủ nội vụ.

Nhóm người đầu tiên ra sức ngăn cản Phổ Nghi chính là ba vị lão Thái phi trong cung, vì từ lúc tiến cung, bên cạnh họ không lúc nào thiếu vắng thái giám. Không có nhóm hạ nhân này, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng rất lớn.

Phổ Nghi liền áp dụng sách lược bỏ nhà ra đi, ra ngoài hoàng cung ở, các Thái phi không đồng ý trục xuất thái giám, Phổ Nghi cũng không chịu hồi cung. Phổ Nghi là chủ nhân của Tử Cấm Thành, chủ nhân không chịu về nhà mới là chuyện lớn. Mấy vị Thái phi và Phổ Nghi cùng thương lượng, cuối cùng Phổ Nghi đồng ý mỗi Thái phi giữ lại 20 thái giám, còn lại toàn bộ đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành.

Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này - Ảnh 6.

Cha của Phổ Nghi là Thuần thân vương Tái Phong vốn cũng không đồng ý quyết định này, nhưng ông vốn yếu đuối, không có chủ kiến, chịu không nổi sự đôi co của Phổ Nghi. Về sau, Thuần thân vương cũng thuận lòng với Phổ Nghi, chỉ cần các Thái phi đồng ý, ông cũng không ngăn cản.

Trong gia tộc hoàng thất, những nhân vật có quyền phát ngôn nhất đã bị xử lý, ý kiến của những người khác cũng không có giá trị.

Phổ Nghi sợ các thái giám bất mãn, khiến quá trình trục xuất xảy ra vấn đề. Thế là ông ra lệnh cho một quân binh đóng quân ở Tử Cấm Thành, giám sát 1.740 thái giám lần lượt rời khỏi hoàng cung. Trong số những thái giám bị trục xuất này, không ít người giàu có, tài sản kết sù, ra ngoài có thể trở thành phú hộ. Nhưng hơn 1.000 thái giám lại nghèo khổ, không một xu dính túi. Phổ Nghi ra lệnh phát cho những thái giám nghèo này một khoản tiền nhỏ xem như phí lên đường.

Cứ như vậy, chế độ thái giám tồn tại hàng nghìn năm bị chấm dứt bởi một trận hỏa hoạn, hay chính xác hơn là bởi vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc - Phổ Nghi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại