Dược phẩm: Nhiều loại thuốc có thể gây khô miệng, trong đó có thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau và thuốc kháng histamin. Các loại thuốc điều trị đau dây thần kinh, huyết áp cao và trầm cảm cũng có thể gây tình trạng này.
Hóa trị ung thư: Hóa trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, từ đó ảnh hưởng đến lượng nước bọt mà cơ thể sản sinh ra. Hóa trị còn làm nước bọt đặc hơn, càng tăng cảm giác khô trong khoang miệng.
Thiếu nước: Không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến khô miệng. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ ngừng cấp chất lỏng cho các chức năng như tuyến nước bọt nhằm tích trữ nước cho các chức năng quan trọng hơn.
Thời tiết: Các dạng thời tiết như độ ẩm thấp hay gió to có thể gây khô miệng bất thường. Khi thời tiết khô hanh, người ta thường có xu hướng thở bằng miệng nhiều hơn, khiến niêm mạc khô lại.
Tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp triệu chứng khô miệng. Trên thực tế, cảm giác khát khô họng hoặc khô khoang miệng có thể là dấu hiệu của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Đó là hậu quả của việc lượng đường trong máu tăng cao.
Sâu răng: Sâu răng kéo dài ảnh hưởng đến lượng nước bọt sản sinh trong miệng, làm giảm nước bọt, khiến vi khuẩn trú ngụ trong miệng, gây sâu răng nặng hơn.
Các bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn làm khô miệng và mũi kéo dài. Các bệnh này tấn công tuyến nước bọt và làm giảm lượng nước bọt. Các bệnh này có thể kéo dài vài năm rồi mới bắt đầu biểu hiện ra ngoài.
Lão hóa: Bản thân việc lão hóa không gây khô miệng, nhưng các bệnh lý thường gặp ở người trung niên lại có thể gây tình trạng này. Mãn kinh cũng làm giảm lượng nước bọt tiết ra./.