Nếu bạn nghĩ rằng, quá trình dạy con không bỏ cuộc chỉ đơn giản bằng một vài lời nói và hành động nhỏ thì bạn đã sai. Vì để thay đổi được vấn này, phụ huynh và con cái phải đồng hành cùng nhau trong suốt một chặng đường dài. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể để cùng con vượt qua thử thách khó khăn này.
Phụ huynh nên dạy con tính cách kiên trì, nhẫn nại ngay từ khi còn bé.
Trở thành hình mẫu
Hãy để trẻ thấy được bạn luôn nỗ lực phấn đấu hết mình, không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi mọi việc trở nên khó khăn. Trước khi trẻ bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ, công việc nào đó, hãy cổ vũ và động viên tinh thần bằng câu nói: “Mình sẽ kiên trì cho đến khi nào thành công mới thôi”. Luôn lấy bản thân làm gương cho con, đây chính là phương pháp giảng dạy đang được nhiều phụ huynh áp dụng.
Tìm ra hoạt động phù hợp
Hãy tạo điều kiện để con tìm thấy sở thích, niềm đam mê hoặc tài năng tự nhiên của bản thân. Không nên áp đặt con thực hiện theo sở thích của bố mẹ, vì điều này sẽ khiến trẻ bị chán nản, hình thành tâm lý muốn bỏ cuộc.
Nếu bé thích vẽ, hãy hỏi xem liệu con có muốn đến lớp hội họa vào cuối tuần không? Nếu con thích thể thao, đừng ngại ngần cho bé đến sân tập. Hãy cố gắng khơi gợi hứng thú của trẻ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, bạn nên chú ý định hướng những sở thích phù hợp với độ tuổi của con.
Khi được làm việc mình thích, trẻ sẽ biết cách cố gắng, không thích bỏ cuộc.
Nuôi dưỡng tư tưởng
Sự thành công luôn đến từ sự chăm chỉ, quá trình rèn luyện chứ không phải nằm ở yếu tố may mắn, tiền bạc hay di truyền. Do đó, bạn hãy cố gắng định hướng cho trẻ tin rằng kết quả tốt là do nỗ lực, tránh để trẻ nghe được những câu nói như “Làm được là do may mắn”, “Hên xui cả thôi”.
Việc định hướng con mình ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ giảm ý định từ bỏ và làm việc chăm chỉ hơn. Thay vì chỉ ngồi thụ động nhưng vẫn mong muốn kết quả tốt đến với mình.
Lắng nghe suy nghĩ của con
Nếu hành vi bỏ cuộc mới xuất hiện hoặc có dấu hiệu tăng cao hơn bình thường, phụ huynh hãy tâm sự cùng con để tìm hiểu được nguyên nhân khiến bé có suy nghĩ như vậy.
Hãy đặt một số câu hỏi gợi mở như “Cô giáo giảng khó hiểu quá hay có bạn làm con không vui?” , “Hôm nay con có chuyện gì vui không?” ,… Chú ý, không nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề vì có một số trẻ không thích chia sẻ điều không tốt của bản thân với người khác.
Bố mẹ nên dành nhiều thời gian tâm sự cùng con, để nhận thấy được sự bất thường trong tâm lý trẻ.
Đặt sự kỳ vọng đúng đắn
Trong quá tình dạy con không bỏ cuộc với bất mục tiêu nào, phụ huynh hãy cân nhắc đến một số yêu tố như tuổi tác, thời gian, bạn bè xung quanh con,… Hãy đặt kỳ vọng vào những điều chắc chắn, có thể giúp con thay đổi. Không nên ở hành động, hành vi nào của trẻ bạn cũng đặt hết tất cả kỳ vọng bản thân lên đó.
Giúp trẻ tự kiểm soát hành vi
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, giúp trẻ hình thành được khả năng tự kiểm soát hành vi bản thân ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con có cái nhìn đúng đắn hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó là những kết quả đầu ra tích cực khác, bao gồm khả năng kiếm tiền khi trưởng thành, có cho mình khoản tiết kiệm, sức khoẻ thể chất.
Đồng thời, việc kiểm soát hành vi còn giúp trẻ sở hữu tinh thần kiên cường, biết cưỡng lại sự cám dỗ ngoài xã hội và nỗ lực hơn trong mọi vấn đề của cuộc sống.