Dự án Sakhalin-2 nhìn từ trên cao. Ảnh: Shell.
Nhật Bản nửa bỏ nửa giữ dự án khí đốt với Nga
Mặc dù vậy, 2 công ty này không rút khỏi một trong những dự án dầu khí tích hợp, được xác định là dự án xuất khẩu lớn nhất thế giới, cũng như dự án khí đốt ngoài khơi đầu tiên của Nga. Cụ thể, hai công ty vẫn sẽ giữ lại khoản đầu tư 20,5% vào Sakhalin 2.
Điều này đã thể hiện sự phụ thuộc về mặt năng lượng với nhà cung cấp quan trọng của cả châu Âu và Nhật.
Quyết định duy trì sự hiện diện của các công ty Nhật Bản tại Sakhalin được đưa ra bất chấp sự chia rẽ mạnh mẽ của Tokyo đối với đồng minh Mỹ và cũng phản ánh những tính toán khó khăn về việc các nước có thể cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga ở mức độ nào khi mùa đông đến gần.
Châu Âu hiện vẫn tiếp tục mua năng lượng của Nga trong khi đồng thời trừng phạt Moscow, trục xuất các nhà ngoại giao và chuyển giao vũ khí cũng như các hỗ trợ khác cho Kiev.
Nhật Bản không cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng nước này cũng đang bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về nguồn cung năng lượng của chính mình.
Nhật Bản, năng lượng và Sakhalin
Vào tháng 6, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Sakhalin 2 thông qua một công ty vận hành mới.
"Chi tiết về sắc lệnh của tổng thống vẫn chưa rõ ràng và chúng tôi đã đưa ra một đánh giá thận trọng", giám đốc tài chính Mitsui Tetsuya Shigeta phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Ba đề cập đến những bất ổn xung quanh Sakhalin 2, theo Offshore Exploration.
Nhờ giá dầu và khí đốt tăng cao, hai công ty Nhật Bản - cũng như những công ty khác trong lĩnh vực này - đã có được lợi nhuận lớn trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, Offshore Exploration lưu ý.
Các động thái của các công ty Nhật Bản là một cách xử lý thận trọng so với các động thái của châu Âu. Sở dĩ như vậy là vì Nhật Bản là nước nhập khẩu năng lượng ròng và phải đối mặt với một bài toán hóc búa về năng lượng do việc ngừng sản xuất điện hạt nhân lớn sau sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011. Vào tháng 7, Tokyo đã phát tín hiệu về quyết tâm đẩy nhanh việc quay lại năng lượng hạt nhân.
Nhưng bây giờ Nhật phải đối mặt với một tình thế khó xử khác. Tokyo nhập khẩu khoảng 9-10% LNG từ Nga, phần lớn từ Sakhalin-2. Nhìn chung, Nga là nhà cung cấp dầu thô và LNG lớn thứ 5 của Nhật Bản.
Sakhalin cung cấp "nguồn cung cấp lâu dài, giá rẻ và ổn định". Ngoài Sakhalin-2, Nhật Bản cũng là một bên liên quan trong dự án Sakhalin-1.
"Nga là một trong số ít đối tác nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng của Nhật Bản vốn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Đông. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định sẽ là nhiệm vụ sắp tới cho chính phủ Nhật Bản trong những năm tới", Tomohiko Satake, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng quốc gia Nhật Bản viết trong một bài báo tháng 6.