Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy 'không thể dập tắt' như thế nào?

Bảo Nam |

Một vụ cháy lớn đã xảy ra bên trong một mỏ khí đốt ở Liên Xô và kéo dài tới 3 năm, mọi nỗ lực dập lửa thông thường đều thất bại cho tới khi quả bom hạt nhân được đưa tới.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 1.

Năm 1963, một vụ rò rỉ khí gas quy mô lớn đã xảy ra tại mỏ khí đốt tự nhiên Urta-Brac ở phía nam Bukhara, Uzbekistan ngày nay .

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 2.

Ngọn lửa đạt tới độ cao 70 mét, tiêu thụ 14 triệu mét khối khí đốt tự nhiên mỗi ngày. Vụ cháy kéo dài trong 1.064 ngày, gần ba năm và bất chấp mọi nỗ lực dập tắt, đám cháy vẫn không có chiều hướng suy yếu.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 3.

Những người trong đội chữa cháy không còn đủ sức lực để có thể che giấu sự mệt mỏi trên khuôn mặt.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 4.

Không chỉ cố dập ngọn lửa bằng cách phun nước, một nỗ lực nguy hiểm đã được thực hiện để "phá hủy nơi ngọn lửa được phun ra", nhưng nó không mang lại kết quả.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 5.

Vì vậy, một giải pháp nguy hiểm hơn, được nghĩ ra vào năm 1966, là ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân để chặn rò rỉ khí gas.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 6.

Ý tưởng là đào một hố sâu 1.532 mét dưới lòng đất, sau đó đặt một quả bom hạt nhân có sức công phá 30 kiloton, mạnh gấp đôi quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima vào tháng 8/1945, rồi chôn vùi và kích nổ nó. Bằng cách nghiền nát các ống dẫn khí với áp suất được tạo ra tại thời điểm xảy ra vụ nổ, nguồn cung khí đốt cho đám cháy sẽ biến mất và ngọn lửa sẽ tự dừng lại. Ngoài ra, dường như kế hoạch này có ý nghĩa là cũng việc thực hiện một vụ thử hạt nhân.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 7.

Việc chuẩn bị được thực hiện trong bí mật trong bốn tháng, sau đó công việc chữa cháy bằng một vụ nổ hạt nhân đã diễn ra vào ngày 30/9/1966. Ngoài các nhân viên quân sự, các chính trị gia và nhiều quan chức cũng tới theo dõi. Thời gian đếm ngược bắt đầu.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 8.

Vào thời điểm kích nổ, một làn sóng chấn động được truyền xuống mặt đất ngay lập tức...

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 9.

Một chiếc camera ghi lại sự việc cũng rung lắc dữ dội.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 10.

Vũ khí hạt nhân đã phát nổ theo kế hoạch, nghiền nát các ống dẫn khí sâu bên trong mỏ khí.

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 11.

Và đúng theo kế hoạch, ngọn lửa, thứ đã cháy trong ba năm, biến mất chỉ 23 giây sau vụ nổ. Ngoài ra, vì thí nghiệm là một bí mật, các rung động do vụ nổ hạt nhân được chính quyền địa phương ghi nhận là một "trận động đất".

Một quả bom hạt nhân đã được dùng để xử lý đám cháy không thể dập tắt như thế nào? - Ảnh 12.

Ngoài ra, tất cả các vật liệu phóng xạ được tạo ra từ vụ nổ hạt nhân này sẽ được giữ bên trong lòng đất. Trên thực tế vũ khí hạt nhân được sử dụng đã được thiết kế và sản xuất đặc biệt cho nhiệm vụ này, để đảm bảo nó đủ "sạch sẽ" nhằm giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ. Nhưng để để phòng các sự cố không mong muốn, chính quyền sau đó đã đổ xi măng để tạo thành một cái nắp phủ lên trên. Các biện pháp hỗ trợ khác cũng được thực hiện để đảm bảo mọi thứ an toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại