Một nguyên liệu quan trọng mắc kẹt ở châu Phi: Giá cả leo thang từng ngày, các "ông lớn" không thể tồn tại nếu thiếu

Duy Anh |

Xung đột ở Sudan đã khiến các nhà sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế chạy đua để tăng nguồn cung của gum arabic.

Xung đột ở Sudan đã khiến các nhà sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế chạy đua để tăng nguồn cung của gum arabic. Đây là nguyên liệu được tìm thấy nhiều nhất ở quốc gia này và là thành phần chính trong mọi thứ từ đồ uống có ga đến kẹo và mỹ phẩm.

Một nguyên liệu quan trọng mắc kẹt ở châu Phi: Giá cả leo thang từng ngày, các ông lớn không thể tồn tại nếu thiếu - Ảnh 1.

Gum arabic trên cây. Ảnh: Reuters

Nguồn cung gum arabic bị ảnh hưởng

Khoảng 70% nguồn cung gum arabic trên thế giới đến từ cây keo ở vùng Sahel chạy qua quốc gia lớn thứ ba châu Phi, Sudan - nơi đang bị chia cắt chiến sự. Đây là thành phần có rất ít sản phẩm thay thế.

Cảnh giác với tình trạng mất an ninh dai dẳng của Sudan, các công ty phụ thuộc vào loại nguyên liệu này như Coca Cola và PepsiCo đã dự trữ nguồn cung cấp từ trước đó. Một số nguồn có thể duy trì từ 3 đến 6 tháng để tránh tình trạng thiếu hụt, các nguồn tin nói với Reuters.

Tuy nhiên, nếu như các cuộc xung đột trước đây ở Sudan có xu hướng tập trung vào các khu vực xa xôi như Darfur thì lần này thủ đô Khartoum của nước này hiện đang gặp khó khăn khi giao tranh nổ ra hôm 15/4.

Richard Finnegan, giám đốc thu mua tại Kerry Group (KYGa.I), nhà cung cấp gum arabic cho phần lớn các khách hàng là các công ty thực phẩm và đồ uống lớn cho biết: “Tùy thuộc vào thời gian xung đột tiếp diễn, có thể có sự phân nhánh đối với hàng hóa thành phẩm."

Ông Finnegan ước tính rằng các kho dự trữ hiện tại sẽ cạn kiệt sau 5 đến 6 tháng. Quan điểm này được ủng hộ bởi Martijn Bergkamp, một đối tác tại nhà cung cấp FOGA Gum của Hà Lan. Martijn Bergkamp thậm chí còn ước tính rằng nguồn cung sẽ chỉ duy trì được hoạt động trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Sản xuất gum arabic trên toàn cầu là khoảng 120.000 tấn một năm, trị giá 1,1 tỷ đô la, theo ước tính được trích dẫn bởi Kerry Group. Phần lớn nguyên liệu này được tìm thấy trong ở vùng "vành đai gum" trải dài 500 dặm từ Đông sang Tây Châu Phi.

Mohamad Alnoor, người điều hành Gum Arabic USA - nơi phụ trách bán sản phẩm này tới tay người tiêu dùng dưới dạng thực phẩm chức năng cho biết, ngay bây giờ, không thể tìm thêm nguồn gum arabic từ các vùng nông thôn của Sudan do tình hình liên quan đến vấn đề vận chuyển.

Một nguyên liệu quan trọng mắc kẹt ở châu Phi: Giá cả leo thang từng ngày, các ông lớn không thể tồn tại nếu thiếu - Ảnh 2.

Người nông dân thu hoạch gum arabic. Ảnh: Reuters

Giá leo thang nhưng không thể tồn tại mà không có gum arabic

Tập đoàn Kerry và một số nhà cung cấp khác đã thừa nhận việc khó khăn trong vấn đề liên lạc với các đầu mối.

Jinesh Doshi, giám đốc điều hành của Vijay Bros, một nhà nhập khẩu có trụ sở tại Mumbai, cho biết: “Các nhà cung cấp của chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nhu yếu phẩm do xung đột. Cả người mua và người bán đều không biết khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường."

Alwaleed Ali, người sở hữu AGP Innovations Co Ltd, một doanh nghiệp xuất khẩu gum arabic cho biết khách hàng của ông đang tìm kiếm các quốc gia thay thế.

PepsiCo từ chối bình luận về các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng hàng hóa. Coca-Cola cũng không trả lời bình luận.

Dani Haddad, giám đốc tiếp thị và phát triển của Agrigum, một nhà cung cấp nguyên liệu này hàng đầu thế giới, cho biết: "Đối với các công ty như Pepsi và Coke, họ không thể tồn tại nếu không có gum arabic."

Mặc dù các nhà sản xuất mỹ phẩm và in ấn có thể sử dụng chất thay thế, nhưng không có chất thay thế nào cho nguyên liệu này trong các đồ uống có ga.

Ông Haddad cũng cho hay, một số nhà cung cấp địa phương đã báo giá cao hơn 50% so với trước xung đột và giá cả dao động từng ngày: "Chúng tôi nhận được báo giá vào thứ 6 và đến thứ 2, nó đã thay đổi."

Một nguyên liệu quan trọng mắc kẹt ở châu Phi: Giá cả leo thang từng ngày, các ông lớn không thể tồn tại nếu thiếu - Ảnh 3.

Ảnh: Reuters

Tầm quan trọng của gum arabic

Một dấu hiệu khách cho thấy tầm quan trọng của nguyên liệu này đối với ngành hàng tiêu dùng là gum arabic đã được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Sudan kể từ những năm 1990 bởi đây là mặt hàng quan trọng và bởi họ sợ việc cho nguyên liệu vào danh sách cấm sẽ tạo ra thị trường chợ đen.

Những người du mục Sudan khai thác gum arabic từ cây keo, sau đó tinh chế, đóng gói và vận chuyển đi khắp cả nước. Nó tạo ra sinh kế cho hàng nghìn người.

Fawaz Abbaro, tổng giám đốc của Công ty Savannah Life ở Khartoum, cho biết ông đã có đơn đặt hàng và có kế hoạch xuất khẩu 60 đến 70 tấn gum arabic nhưng không chắc có thể thực hiện được do xung đột.

"Ngay cả việc mua đồ ăn thức uống cũng không ổn định nên việc kinh doanh cũng sẽ như vậy. Tất cả giao dịch sẽ bị tắc nghẽn trong thời điểm hiện tại," ông Abbaro nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại