Nhiều hành động nghĩ là bình thường nhưng thực tế lại âm thầm gây hại cho sức khoẻ chúng ta. Tôi cá chắc ai cũng từng làm hoặc có ít nhất là 1 trong 5 thứ dưới đây trong căn bếp của mình.
1. Không để dầu hào trong tủ lạnh
Gia đình tôi dùng dầu hào khi nấu ăn đã mấy năm nay. Tuy nhiên, dù là mùa đông hay mùa hè, mẹ tôi cứ để dầu hào trên quầy bếp. Ban đầu tôi chỉ thấy nắp chai luôn dính dầu đọng lại, không sạch sẽ cho lắm.
Cách đây không lâu khi đi siêu thị, tôi xem thành phần của chai dầu hào thì nhận trên bao bì họ họ khuyến cáo phải để trong tủ lạnh.
Chắc chắn, nhiều gia đình đã và đang gặp phải trường hợp dầu hào bị mốc sau khi mở nắp dùng.
Lý do dầu hào cần phải được bảo quản trong tủ lạnh là vì bản thân dầu hào có giá trị dinh dưỡng cao, lại thêm thành phần nước tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng sau khi mở thì có thể sinh ra nấm mốc gây ung thư, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Vì vậy, sau khi mở, dầu hào cần được bảo quản trong tủ lạnh thay vì để ngoài bếp như dầu ăn, nước mắm... Nếu phát hiện dấu hiệu mốc, hãy vứt bỏ ngay chứ đừng tiếc mà sử dụng tiếp.
2. Mua bát đĩa có tráng men
Bát được chia thành ba loại: men trên màu, men trong màu và men dưới màu. Mức độ an toàn và giá cả của chúng cũng tăng dần từ thấp đến cao, nghĩa là bát men dưới màu là tốt nhất.
Nhiều người vì muốn tiết kiệm chi phí mà mua các bộ bát đĩa giá rẻ trên mạng, nghĩ rằng mình đã mua được món hời. Tuy nhiên, chính những bộ bát đĩa men trên màu là loại được phủ men rồi mới vẽ hoa văn màu sắc lên và những hoa văn này thường sử dụng hợp chất kim loại. Mặc dù khi sử dụng bình thường sẽ không có vấn đề nhưng một khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit thì có thể sẽ giải phóng kim loại nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.
Vì vậy, lời khuyên dành cho mọi người là nếu thích bát đĩa có màu sắc, hãy chọn loại men dưới màu, vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường hơn. Cách phân biệt cũng rất đơn giản, bát đĩa men trên màu sẽ có bề mặt sần sùi, còn bát đĩa men dưới màu sẽ có bề mặt mịn màng, không có cảm giác lồi lõm.
3. Nấu cơm khi lòng nồi bị trầy xước
Chiếc nồi nhà tôi sau nhiều năm sử dụng và được kỳ cọ bằng bùi nhùi thép đã bị tróc hết lớp phủ, khiến lòng nồi trầy xước khắp nơi. Vì vẫn nấu cơm được nên nhà tôi tiếp tục sử dụng bình thường.
Thực tế, cấu trúc lòng nồi cơm điện là lớp phủ bảo vệ + nhôm. Khi lớp phủ bị xước, nhôm sẽ lộ ra. Sử dụng lõi nồi như vậy lâu dài để nấu cơm có thể gây dư thừa nhôm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc chứng đãng trí.
Hơn nữa, hầu hết các nồi cơm điện hiện nay đều được phủ một lớp Teflon có đặc tính là khi bị hư hỏng một chút, diện tích hư hỏng sẽ ngày càng lan rộng. Do đó, trong quá trình nấu cơm, những phần lớp phủ bị hư hỏng có thể bị ăn vào cơ thể.
Vì vậy, khi lớp phủ nồi cơm điện nhà bạn bị hư hỏng, trầy xước, hãy thay mới để dùng cho yên tâm.
4. Hộp cơm có vòng cao su bị mốc
Chắc hẳn nhiều người gặp trường hợp vòng cao su trên nắp hộp cơm hay bình giữ nhiệt bị vàng ố, bám đen như dưới hình này. Vì vòng cao su dính vào nắp nên chính tôi cũng lười gỡ ra để vệ sinh thường xuyên.
Sau này tôi mới biết rằng trên đó toàn là nấm mốc. Chính ra là ta đang đựng cơm canh ngay dưới lớp nấm mốc này, không chỉ bẩn thỉu mà còn quá nguy hiểm.
Nếu nhà bạn đang sử dụng nhưng hộp đựng có vòng cao su, hãy chú ý vệ sinh vòng cao su mỗi lần rửa. Chỉ cần tháo ra rửa sạch và phơi khô hoặc lau khô kịp thời.
Còn nếu lỡ có mốc, bạn có thể ngâm với dung dịch khử trùng rồi tráng qua nước sôi, phơi nắng là có thể loại bỏ nấm mốc hiệu quả và sử dụng được lâu dài.
5. Khăn rửa bát lâu ngày không thay
Khi tôi còn nhỏ, khăn lau bát đĩa dùng trong bếp thường là loại vải trắng tinh, Nhà tôi sử dụng 1 chiếc khăn cả năm trời mà không thay mới.
Thậm chí, khăn chuyển sang màu "cháo lòng" thì vẫn tiếp tục được sử dụng, miễn là chưa rách thì không bị vứt đi.
Nghiên cứu cho thấy, số lượng vi khuẩn trên khăn lau rửa bát có thể lên đến hàng chục tỷ, cao hơn nhiều so với chỉ 30 triệu vi khuẩn trong bồn cầu.
Vì vậy, khăn rửa bát hay lau chùi trong nhà không phải là vật dụng dùng mãi mãi mà cần được thay thế định kỳ. Đặc biệt, tránh dùng chung khăn cho bát đĩa và lau bàn để tránh lây nhiễm chéo, khiến khăn càng bẩn hơn.