Từ trường đặc biệt của sao Thổ và bề mặt không giới hạn từ lâu đã cản trở các nhà khoa học về việc xác định tốc độ quay của hành tinh. Tuy nhiên, nhờ vào dữ liệu của tàu vũ trụ Cassini đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu sao Thổ, giờ đây họ đã giải được bí ẩn.
Các rung động được thu thập bởi các hạt trong vành đai của sao Thổ lần đầu tiên đã tạo một cánh cửa dẫn tới chuyển động bên trong của hành tinh, cho thấy một ngày trên hành tinh băng giá chỉ kéo dài 10 giờ, 33 phút và 38 giây.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, các hạt trong vành đai phản ứng với các rung động trong Sao Thổ, giống như một máy đo địa chấn có thể gây ra động đất, điều này đã tạo cơ hội để các nhà khoa học có thể đo được các mẫu sóng.
Christopher Mankovich, một sinh viên tốt nghiệp tại trường đại học nghiên cứu công lập Santa Cruz, California nói: “Việc của các hạt ở khắp vành đai là cảm nhận những dao động trong trường trọng lực”.
“Tại những vị trí cụ thể ở trong các vành đai, các dao động này bắt được các hạt vào đúng thời điểm trên quỹ đạo của nó để dần dần tích tụ năng lượng và những năng lượng đó được mang đi dưới dạng như một cơn sóng có thể quan sát được”.
Trước đó, những tín hiệu vô tuyến được chụp bởi tàu vũ trụ Voyager vào những năm 1980 đã giúp các nhà khoa học ước tính ngày trên sao Thổ dài khoảng 10 giờ, 39 phút, 23 giây.
Tuy nhiên, từ trường sao Thổ không phải là nguồn thông tin đáng tin cậy để tìm ra độ dài một ngày trên sao Thổ vì nó phù hợp gần như hoàn hảo với trục quay của các hành tinh.
“Các nhà nghiên cứu đã sử dụng sóng trong các vành đai để quan sát kĩ hơn vào bên trong sao Hỏa và đã phát hiện ra đặc điểm cơ bản của hành tinh vốn tìm kiếm bấy lâu nay”, nhà khoa học Linda Spilker của dự án Cassini nói.
Phát hiện này mới chỉ là một chút hiểu biết mới nhất thu từ dữ liệu của Cassini ngay cả khi nhiệm vụ mới kết thúc vào tháng 9 vừa qua.