"Một miếng nhỏ hạnh phúc": Trào lưu xuất phát từ sách của Haruki Murakami đã lan ra thế giới

BẢO NHI SPIDERUM |

Thời gian gần đây, mạng xã hội Hàn Quốc đang rộ lên một trào lưu mới thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đó chính là chụp lại những khoảnh khắc tận hưởng hạnh phúc nhỏ nhặt giữa đời thường, chẳng hạn như ăn bánh, uống cà phê, nghe nhạc thư giãn hoặc đi chơi cùng với bạn bè.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc": từ khóa hot nhất mạng xã hội Hàn Quốc

Một miếng nhỏ hạnh phúc: trào lưu xuất phát từ sách của Haruki Murakami đã lan ra thế giới - Ảnh 1.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc" - trào lưu chụp lại những khoảnh khắc tận hưởng hạnh phúc nhỏ nhặt giữa cuộc sống đời thường, chẳng hạn như ăn bánh, uống cà phê…

Dạo một vòng các trang mạng xã hội Hàn Quốc, có thể thấy cụm từ "sohwakhaeng" ("small but certain happiness", tạm dịch: một miếng nhỏ hạnh phúc) đang trở nên rất phổ biến.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc" ở đây có nghĩa là những hạnh phúc giản đơn, nhỏ nhặt mà mọi người tự cảm nhận trong cuộc sống thường ngày của mình.

Ý tưởng này xuất phát từ bài viết "Buổi chiều trên những hòn đảo Langerhans" vào năm 1986 của nhà văn người Nhật Haruki Murakami.

Theo như ông định nghĩa, "một miếng nhỏ hạnh phúc" chính là thưởng thức hương vị của ổ bánh mì nướng mới ra lò tự tay mình làm, thấy quần áo được xếp gọn gàng trong ngăn tủ, mặc một chiếc áo mới còn thơm mùi vải và để cho chú mèo cưng thỏa thích leo trèo trên giường.

Một miếng nhỏ hạnh phúc: trào lưu xuất phát từ sách của Haruki Murakami đã lan ra thế giới - Ảnh 2.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc" có thể là uống một tách trà, nghe nhạc và chơi đùa cùng chú mèo cưng của mình. (Nguồn: Instagram @Salguzzam)

Còn đối với nhiều người trẻ hiện nay, "một miếng nhỏ hạnh phúc" có thể là cùng mấy đứa bạn thân làm vài ly bia, nhâm nhi tách cà phê lúc xế chiều hoặc ngâm mình trong bồn tắm sau một ngày dài mệt mỏi.

Những việc này tuy không lớn lao nhưng lại trở thành niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống thường ngày, khiến họ trở nên vui vẻ, yêu đời hơn.

Khi nhập cụm từ "sohwakhaeng" vào thanh tìm kiếm của trang mạng xã hội Instagram, kết quả hiện ra hơn 27.700 bài viết cùng với rất nhiều hình ảnh khác nhau của các bạn trẻ Hàn Quốc đang chia sẻ những niềm hạnh phúc của riêng mình.

Một tài khoản tên Salguzzam chia sẻ trên mạng: "Bây giờ mình đang thưởng thức một tách cà phê tự pha tại nhà, nghe nhạc của Hyukoh trong tiết trời mùa xuân ấm áp", kèm theo đó là tấm hình chụp thức ăn được bày trí đẹp mắt trên bàn.

Một miếng nhỏ hạnh phúc: trào lưu xuất phát từ sách của Haruki Murakami đã lan ra thế giới - Ảnh 3.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc" của tài khoản Salguzzam

Ngoài tác động tích cực đến tâm trạng mọi người, trào lưu "một miếng nhỏ hạnh phúc" cũng ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Kim Na-kyung, 24 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng, cho biết cô ấy cảm thấy thực sự vui khi mua những gói biểu tượng cảm xúc trên ứng dụng Kakaotalk.

Cô thường xuyên lướt xem những gói biểu tượng cảm xúc mới được cập nhật và sẽ bấm vào mua nếu cô thích chúng.

"Một gói biểu tượng cảm xúc có giá trung bình chỉ 2.000 won (1.8 USD), nhưng nó khiến tôi cực kỳ hạnh phúc khi tôi mua cái mới và dùng chúng khi trò chuyện với bạn bè", cô Kim Na-kyung nói với tờ The Korea Herald.

Một miếng nhỏ hạnh phúc: trào lưu xuất phát từ sách của Haruki Murakami đã lan ra thế giới - Ảnh 4.

"Một miếng nhỏ hạnh phúc" có nghĩa là những hạnh phúc giản đơn, nhỏ nhặt mà mọi người tự cảm nhận trong cuộc sống thường ngày của mình. (Nguồn: Instagram @Salguzzam)

Quả thật, cụm từ "một miếng nhỏ hạnh phúc" được mỗi người định nghĩa theo cách khác nhau và có giá trị bất kể lớn nhỏ, chỉ cần nó khiến ta cảm thấy vui vẻ và hài lòng.

Kim Nan-do, giáo sư trường Đại học Quốc gia Seoul đã chọn cụm từ này là một trong những từ khóa quan trọng để nhận biết xu hướng tiêu dùng năm 2018.

"Chúng ta đang sống trong thời đại mà niềm tin vào một tương lai tươi sáng đang dần bị lung lay. Tuy nhiên, con người không bao giờ muốn đánh mất hạnh phúc, vậy nên họ luôn tìm kiếm những niềm vui và hy vọng nhỏ nhặt", giáo sư Kim chia sẻ.

Nguồn: The Korea Herald

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại