Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ được Hàn Quốc mua mạnh tay với giá rẻ, xuất khẩu tăng nóng 3 chữ số chỉ trong tháng 9

Khánh Vy |

Giá xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc giảm hơn 13% so với cùng kỳ.

Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ được Hàn Quốc mua mạnh tay với giá rẻ, xuất khẩu tăng nóng 3 chữ số chỉ trong tháng 9 - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 9/2023 giảm 18,9% về lượng và giảm 9,8% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 163.820 m3, trị giá 148 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu đạt 1.663.304 m3, trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 7,5% về lượng và giảm 9,1% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 837,7 USD/tấn, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong các thị trường xuất khẩu tháng 9, Hàn Quốc đang là người mua tích cực nhất với mức tăng trưởng 3 chữ số. Cụ thể, trong tháng 9/2023, xuất khẩu xăng dầu sang Hàn Quốc đạt 25.983 m3 với trị giá hơn 24,6 triệu USD, tăng mạnh 172% về lượng và tăng 127% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng ghi nhận mức sản lượng cao nhất từ đầu năm.

Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ được Hàn Quốc mua mạnh tay với giá rẻ, xuất khẩu tăng nóng 3 chữ số chỉ trong tháng 9 - Ảnh 2.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, Hàn Quốc chi ra hơn 140,8 triệu USD để nhập khẩu 154.086 m3 xăng dầu, tăng 67,8% về lượng và tăng 44,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc chiếm 9,3% về sản lượng và 10,1% về kim ngạch, đứng vị trí thứ 3 trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9T/2023.

Giá xuất khẩu bình quân 9T/2023 sang thị trường này đạt 914,3 USD/tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023, đạt 406.705 m3, trị giá 345,6 triệu USD, giảm 18,5% về lượng và giảm 33,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm hơn 24% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu; riêng trong tháng 9/2023 đạt 15.355 m3, trị giá 14,7 triệu USD, giảm 50,9% về lượng và giảm 49% về trị giá.

Thị trường Singapore đứng thứ 2, chiếm 11,7% về lượng đạt 195.688 tấn và 8,1% về kim ngạch đạt 114 triệu USD, tăng 70,6% về lượng và tăng 31,7% về trị giá; riêng tháng 9/2023 đạt 15.190 tấn, trị giá 9,6 triệu USD.

Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ được Hàn Quốc mua mạnh tay với giá rẻ, xuất khẩu tăng nóng 3 chữ số chỉ trong tháng 9 - Ảnh 3.

Xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Trung Quốc đứng thứ 4, chiếm hơn 8% về lượng, đạt 137.410 tấn và chiếm 9,1% về kim ngạch, đạt 128 triệu USD, tăng 54,8% về lượng và tăng 24,2% về trị giá trong 9 tháng đầu năm 2023; riêng tháng 9/2023 xuất khẩu tăng 30,5% về lượng và tăng 47,2% về trị giá.

Tiếp sau là thị trường Lào, Malaysia và Thái Lan chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhỏ.

Tuy vậy, ở chiều ngược lại, Việt Nam đã chi hơn 6,65 tỷ USD để nhập khẩu 8 triệu m3 xăng dầu. Và Hàn Quốc cũng chính là thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022.

Lý do khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc và nhập khẩu thêm xăng dầu, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu.

Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác.

Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn, cung ứng mỗi năm 10-13 triệu m3, tấn xăng, dầu thành phẩm các loại. Hai nhà máy này hiện cung ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng nhu cầu xăng, dầu trong nước, trong đó tỷ trọng cung ứng của Nghi Sơn khoảng 35%, có thời điểm lên tới 40%.

Với nhu cầu tiêu dùng cả nước mỗi năm khoảng 20,5-21 triệu m3, tấn, nguồn cung từ sản xuất trong nước đáp ứng 70% cầu tiêu dùng cả nước, nên 30% cầu còn lại vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ các nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại