Một mặt hàng của Thái Lan đang đổ bộ vào Việt Nam với giá rẻ chưa từng có: Nhập khẩu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ, là mặt hàng cực quan trọng với nông sản Việt

Như Quỳnh |

Nhập khẩu mặt hàng này tăng gần 500% với giá rẻ hơn một nửa so với năm trước.

Một mặt hàng của Thái Lan đang đổ bộ vào Việt Nam với giá rẻ chưa từng có: Nhập khẩu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ, là mặt hàng cực quan trọng với nông sản Việt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 7 đạt 306.179 tấn với kim ngạch hơn 86 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm 34,2% về kim ngạch so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón các loại đạt hơn 2 triệu tấn với trị giá hơn 674 triệu USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 26,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu phân bón các loại trung bình đạt 414 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong khi nhập khẩu phân bón các loại ghi nhận sụt giảm chung thì Việt Nam lại đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Thái Lan. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ xứ chùa Vàng đạt 11.973 tấn với kim ngạch hơn 3,8 triệu USD, tăng 495% về sản lượng và tăng 111% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Một mặt hàng của Thái Lan đang đổ bộ vào Việt Nam với giá rẻ chưa từng có: Nhập khẩu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ, là mặt hàng cực quan trọng với nông sản Việt - Ảnh 2.

Lượng nhập khẩu này cũng đã tăng gần 3 lần so với 4.708 tấn trong cả năm 2022. Tuy nhiên dù có mức tăng lớn nhất nhưng thị phần của phân bón Thái Lan chỉ chiếm rất nhỏ, chưa đến 1% về cả lượng lẫn kim ngạch trong tổng số các thị trường nhập khẩu của Việt Nam.

Một trong những lý do khiến sản lượng tăng vọt là bởi phân bón nguồn gốc từ Thái Lan đang có giả rẻ hơn bao giờ hết. Trong 7 tháng, giá nhập khẩu trung bình đạt 320 USD/tấn, giảm mạnh 180% so với cùng kỳ năm trước.

Một mặt hàng của Thái Lan đang đổ bộ vào Việt Nam với giá rẻ chưa từng có: Nhập khẩu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ, là mặt hàng cực quan trọng với nông sản Việt - Ảnh 3.

Ở chiều xuất khẩu, trong tháng 7/2023, Việt Nam đã xuất khẩu 141.006 tấn phân bón với kim ngạch hơn 54 triệu USD, tăng 30,6% về lượng và tăng 17,1% so với tháng trước đó. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 942.576 tấn, mang về hơn 391 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm mạnh 45,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu như trong năm 2022, cả Nga và Trung Quốc – 2 cường quốc phân bón của thế giới đều siết chặt nguồn cung thì bước sang năm 2023, cả 2 nguồn cung này đều đã gia tăng hạn ngạch xuất khẩu. Nga đã nâng mức tăng hạn ngạch xuất khẩu phân đạm từ 8,3 triệu tấn lên gần 11,8 triệu tấn đến tháng 5/2023.

Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất phân bón mới bổ sung trong giai đoạn 2020-2022 ở Ấn Độ, Nigeria, Brunei, 3 nhà máy ở Nga và 10 nhà máy ở Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động trong cuối năm nay, bởi vậy nguồn cung phân bón được dự kiến sẽ dồi dào trên toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, so với cùng kỳ năm trước, hiện giá phân bón đã giảm 30% - 50% tùy loại. Đây là mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Điều này giúp nông dân tích cực sản xuất trở lại sau quãng thời gian thua lỗ vì giá phân bón tăng phi mã.

Theo khảo sát, trung bình mỗi tấn phân bón đã giảm khoảng 4 - 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trước đây, phân Ure có giá khoảng 17 - 18 triệu đồng/tấn hiện chỉ còn hơn 10 triệu đồng/tấn, tương tự phân DAP giảm khoảng 7 - 8 triệu đồng/tấn, phân Kali giảm khoảng 6 - 7 triệu đồng/tấn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại