Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy

Nguyễn Trường Giang (S5) |

Cởi bỏ chiếc áo đầy sắc màu lung linh, chẳng còn những tiếng hô vang trời, sau trận đấu giữa Việt Nam và Campuchia, Hàng Đẫy trở lại với vẻ bình yên vốn có và tiếp tục thu mình để lưu giữ những ký ức đẹp nhất về một thời vàng son của bóng đá Việt Nam.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy

Trận đấu giữa Việt Nam và Campuchia ngày hôm qua đã đón một lượng cổ động viên khổng lồ tới sân Hàng Đẫy. Đã lâu lắm rồi sân bóng có tuổi đời gần 90 năm tuổi mới lại được phủ kín bởi một màu đỏ rực như thế.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 2.


Sau đêm rực lửa ấy, sân Hàng Đẫy lại trở lại với vẻ tĩnh lặng vốn có của mình. Những khán đài lại lộ vẻ cũ kĩ, đã bám nhiều rêu phong theo thời gian. Một vài nhân viên từ tốn là lại mặt cỏ và dọn dẹp vệ sinh. Ở bên ngoài, con đường Trịnh Hoài Đức cũng trở nên vắng vẻ và bình yên, chẳng còn dấu vết của một trận đấu sôi động.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 3.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 4.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 5.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 6.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 7.

Xung quanh sân Hàng Đẫy, những gánh hàng rong, quán cà phê cũng chẳng còn tấp nập. Nơi đây không chỉ là một công trình phục vụ những sự kiện thể thao, nó còn gắn bó với rất nhiều người dân sống xung quanh. Hàng Đẫy đã giúp họ có một công việc nuôi sống gia đình. Ít thì 10 năm, nhiều thì 20-30 năm, chừng ấy thời gian là đủ để họ coi Hàng Đẫy là một phần gắn liền với cuộc đời của mình.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 8.

Hàng bánh khúc nhỏ này đã có tại sân Hàng Đẫy từ rất lâu rồi. Nhiều thế hệ cầu thủ trẻ của CLB Hà Nội đã nhẵn mặt ở cái góc nhỏ này. Họ còn nói đùa với nhau, nếu có thẻ khách hàng ở đây thì lũ trẻ ấy chắc phải lên thẻ V.I.P từ lâu rồi.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 9.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 10.

Những người bán hàng đồ ăn sáng cũng gắn bó với sân Hàng Đẫy ít nhất 10 năm. Những cái hốc ở xung quanh sân là nơi che nắng, che mưa, giúp họ kiếm tiền nuôi cả gia đình.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 11.

Quán cà phê lấy cái tên gắn liền với sân Hàng Đẫy. Ngôi nhà đã cũ kĩ, chiếc biển cũng phai màu theo thời gian.


Buổi tối 24/11 có lẽ sẽ là lần cuối sân Hàng Đẫy được phủ kín bởi sắc đỏ, được đắm chìm trong những tiếng hô "Việt Nam vô địch" đầy hào sảng trước khi nó được dỡ bỏ và xây lại hoàn toàn.

Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 12.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 13.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 14.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 15.


Những cánh cổng lại đóng chặt, đường hầm lại tối đèn, khép lại hành trình lịch sử của sân Hàng Đẫy. Hy vọng rằng, sau khi được khoác chiếc áo mới, Hàng Đẫy sẽ lại là nơi đánh dấu những cột mốc vẻ vang của bóng đá Việt trong tương lai.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 16.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 17.
Một lời chào tạm biệt, một lời cảm ơn thân thương gửi tới Hàng Đẫy - Ảnh 18.

Nằm giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy cũ, sân vận động Hàng Đẫy ban đầu được xây dựng và sử dụng từ năm 1934.

Nhắm phục vụ SEA Games 31 vào năm 2021 tổ chức tại Việt Nam, thành phố Hà Nội đã đồng ý giao cho một doanh nghiệp sở hữu CLB Hà Nội FC xây dựng mới sân vận động (SVĐ) Hàng Đẫy với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.000 tỷ đồng.

SVĐ Hàng Đẫy mới sẽ là một khu liên hợp gồm cả trung tâm thương mại, được thiết kế 4 tầng hầm và 2 tầng nổi. 4 tầng hầm là bãi đỗ xe công cộng và trong các trận bóng đá thì là nơi đỗ xe cho các CĐV đến sân. 2 tầng nổi sẽ là khu vực SVĐ với thiết kế hiện đại, đẳng cấp đạt tiêu chuẩn FIFA.

Sau trận đấu quốc tế Việt Nam - Campuchia, SVĐ Hàng Đẫy sẽ chưa bị phá ngay mà sẽ còn duy trì ít nhất cho đến hết 9/12. Công trình dự kiến được khởi công vào 1/2019.

SVĐ Hàng Đẫy là 1 trong 2 địa điểm tổ chức môn bóng đá nam 11 người tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VIII cùng SVĐ Thanh Trì. Các trận đấu diễn ra từ ngày 25/11 đến 9/12. Như vậy, việc tháo dỡ và thi công xây dựng SVĐ Hàng Đẫy mới chỉ có thể được diễn ra sau khoảng thời gian trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại