Một loại thực phẩm quan trọng giá bất ngờ tăng 445%, đắt hơn cả xăng khiến Ấn Độ "đau đầu"

Duy Anh |

Nhiều người dân phải trả tới 35-42.000 VND và một số nơi là 72.000 VND cho 1 kg cà chua ở Ấn Độ.

Giá cà chua ở Ấn Độ tăng nhanh

Cách đây không lâu, khi nông dân trên khắp Ấn Độ đã ném cà chua và các loại rau khác xuống đường và những cánh đồng. Xe đầu kéo và xe tải chở đầy cà chua đã bị phá hủy trong những cuộc biểu tình. Nhiều công dân lâm vào cảnh nợ nần khi cà chua rớt giá chỉ còn 300-500 VND/kg.

Giờ đây, giá hành tây cũng tăng gấp đôi và ở một số thị trường, xu hướng giá chung của hầu hết các loại rau như bí ngô, bầu và gừng tăng rất nhanh. Điều này đặt cư dân thành phố - đặc biệt là những khu vực có thu nhập thấp - một lần nữa có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, tình trạng này lại mang tới hy vọng cho một số nông dân trồng cà chua trái vụ ở Himachal Pradesh, những người đang thu được lợi nhuận trên mức trung bình. Thế nhưng đợt mưa lớn mới đang đến gần đặt ra những câu hỏi về việc liệu thắng lợi này sẽ kéo dài bao lâu.

Một loại thực phẩm quan trọng giá bất ngờ tăng 445%, đắt hơn cả xăng khiến Ấn Độ đau đầu - Ảnh 1.

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Mc Donald gần đây đã thông báo rằng họ sẽ bỏ cà chua khỏi món bánh mì kẹp thịt và bánh sandwich của họ do giá của loại thực phẩm này tăng chóng mặt.

Thông báo tại hai cửa hàng McDonald's ở thủ đô New Delhi ghi rõ: "Mặc dù đã nỗ lực hết sức, nhưng chúng tôi không thể nhập đủ số lượng cà chua đáp ứng các khâu kiểm định chất lượng nghiêm ngặt của hãng. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể phục vụ quý khách các món không có cà chua."

Các nhà quản lý cửa hàng McDonald's cũng khẳng định vấn đề trên là do chất lượng cà chua trong chuỗi cung ứng, hơn là vì giá cả.

Các báo cáo chỉ ra rằng, giá cà chua đã tăng 445%, tăng nhanh hơn cả giá xăng dầu.

Một loại thực phẩm quan trọng giá bất ngờ tăng 445%, đắt hơn cả xăng khiến Ấn Độ đau đầu - Ảnh 2.

Giá cà chua đã vượt giá của xăng dầu ở một số thành phố của Ấn Độ. Giá tăng cao còn trở nên nghiêm trọng tới mức nó thúc đẩy những hành vi phạm tội. Một nông dân ở quận Hassan của Karnataka đã báo cáo rằng sản phẩm cà chua trị giá 25000 Rs (howng 71 triệu VND) của cô đã bị đánh cắp.

Cà chua - một mặt hàng chủ lực trong nhà bếp đang làm người tiêu dùng Ấn Độ phải đau đầu. Nhiệt độ cao và mưa tới muộn đã ảnh hưởng đến sản xuất theo vụ mùa của năm nay. Theo các báo cáo, nông dân ở Kolar của Karnataka cũng đang chỉ ra nguyên nhân mất mùa là virus gây hại cho cây cà chua làm năng suất giảm dẫn tới tăng giá.

Ông Rohit Kumar Singh, quan chức hàng đầu tại Vụ Người tiêu dùng của Bộ Thực phẩm của Ấn Độ cho biết giá cà chua thường tăng trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 và giảm trở lại vào tháng 10 đến tháng 11.

"Chúng tôi gọi đó là tính thời vụ trong giá cả hàng hóa. Giá sẽ bắt đầu giảm khi vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 8", ông Singh chia sẻ.

Quả thực, thông thường, giá cà chua tại quốc gia Nam Á này vẫn tăng cao trong các tháng sản xuất kém là tháng 6 và tháng 7, nhưng năm nay, giá cả thậm chí đã tăng cao đột biến.

Tầm quan trọng của cà chua đối với Ấn Độ

Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, cà chua và hành tây được ưa chuộng đến mức giá cả tăng vọt có thể gây ra những tác động vô cùng lớn.

Trong quá khứ, một số đảng chính trị ở Ấn Độ đã thua trong cuộc bầu cử khi không thể kiểm soát được giá hành hay cà chua. Đây là thành phần thiết yếu của nhiều món ăn chính tại nước này. Giá lương thực cao cũng có thể cản trở nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương.

Mạng xã hội ở Ấn Độ hiện nay tràn ngập các hình ảnh liên quan đến cà chua với những so sánh giá cà chua với giá dầu diesel.

Được biết, Ấn Độ cũng đang tìm kiếm một giải pháp dài hạn để phát triển các công nghệ tiết kiệm chi phí và đảm bảo cà chua có sẵn với giá cả phải chăng.

Tác giả Indra Shekhar Singh của tờ Firstpost gợi ý, cách lưu trữ cà chua bằng cách sử dụng cà chua phơi khô. Đây được coi là một giải pháp khả thi và chi phí thấp. Loại thực phẩm này còn có tiềm năng lớn trong ngành chế biến và để xuất khẩu.

Bằng cách khôi phục truyền thống sử dụng rau phơi khô trong những tháng trái vụ có thể mang lại lợi ích lớn cho người nông dân và người tiêu dùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại