Một loại công nghệ của Trung Quốc tiếp tục phá kỷ lục thế giới, gây chấn động toàn cầu

Minh Tiến |

Trung Quốc gây chấn động thế giới khi liên tục phá kỷ lục về công nghệ truyền dữ liệu bằng cáp quang

Trung Quốc đã liên tục phá vỡ kỷ lục thế giới trong phát triển một số công nghệ tiên tiến. Điển hình như công nghệ truyền dữ liệu bằng cáp quang. Theo CGTN, các nhà khoa học Trung Quốc đã thông báo phá vỡ kỷ lục thế giới về công suất truyền dữ liệu cáp quang đa lõi một chế độ, đạt mức 4,1 Pbit/s với cáp quang 19 lõi vào năm 2023.

Đáng chú ý, trước đó, vào tháng 11/2022, phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia về mạng lưới và công nghệ truyền thông quang học thuộc Tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CICT) trước đó từng lập kỷ lục thế giới với mốc 3,03 Pbit/s. Sau đó, Trung Quốc đã tự phá vỡ kỷ lục của chính mình và đạt công suất truyền tổng cộng 4,1 Pbit/s, tăng gần 40% so với kỷ lục năm ngoái.

Để liên tục tạo ra kỷ lục mới, Trung Quốc cho biết đội nghiên cứu và phát triển đã tối ưu hóa và nâng cấp cấu trúc hệ thống quyền quang học và thuật toán xử lý tín hiệu kỹ thuật số.

Duy trì băng thông 17 THz với các băng tần S, C và L, nhóm nghiên cứu tối ưu hóa một số thiết bị điện quang trong hệ thống để quang phổ trong miền quang học siêu rộng, cải tiến hiệu suất của kênh truyền ở những băng tần khác nhau. Đồng thời, Trung Quốc cũng áp dụng thuật toán cao cấp để tận dụng tối đa công suất truyền của 680 kênh bước sóng ở băng tần S, C và L.

Ngoài ra, theo SCMP, Trung Quốc hiện đã ra mắt thế hệ mới nhất của mạng Internet thế giới, mạnh hơn gấp 10 lần so với các mạng chủ lực hiện tại. Với tốc độ lên đến 1,2 terabit (1.200 gigabit)/giây, mạng Internet mới nhất của Trung Quốc có thể giúp người dùng gửi dữ liệu nặng bằng 150 bộ phim trong chớp mắt, nhanh hơn 3 lần so với mạng Internet hàng đầu ở Mỹ.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn phá vỡ kỷ lục thế giới với công nghệ tạo mặt trời nhân tạo. Cụ thể, lò phản ứng Tokamak siêu dẫn tiên tiến thử nghiệm (EAST) hay thường được gọi là "mặt trời nhân tạo" của Trung Quốc tiếp tục xác lập một kỷ lục mới trên thế giới, khi tạo ra và duy trì plasma cực nóng trong gần 7 phút.

Kỷ lục này cũng là một bước tiến lớn đối với Trung Quốc về nghiên cứu vật lý cơ bản, kỹ thuật nhiệt hạch cũng như vận hành và bảo trì dự án. Phản ứng nhiệt hạch – quá trình tương tự mà Mặt Trời trải qua để tạo ra ánh sáng và nhiệt - được coi là nguồn năng lượng an toàn, sạch và gần như vô hạn.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học vẫn luôn nỗ lực phát triển "mặt trời nhân tạo" bằng cách nung nóng các nguyên tử hydro lên trên 100 triệu độ C và giữ chúng đủ lâu để chúng có thể hợp nhất thành các nguyên tử nặng hơn, giải phóng năng lượng khổng lồ trong quá trình này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại