Một kho báu dưới nước của Việt Nam được người Trung Quốc khen "ăn cả ngày không chán": xuất khẩu tăng 238%, bỏ túi 46 triệu USD từ đầu năm

Khánh Vy |

Trung Quốc là thị trường hàng đầu tiêu thụ loại hải sản này của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam đã xuất khẩu 16 triệu USD nhuyễn thể có vỏ, tăng hơn 33% so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 4/2024, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt 46 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng chính đều tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, nghêu là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ với 26 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ. Các mặt hàng khác như ốc, điệp đạt 6 triệu USD và 5,8 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, mức tăng trưởng của cả 2 mặt hàng đều tăng 10%.

Một kho báu dưới nước của Việt Nam được người Trung Quốc khen

Đáng chú ý, một loại hải sản quý của Việt Nam đang được người nước ngoài cực kỳ ưa chuộng. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàu từ tháng 1 đến tháng 4/2024 đạt 5,7 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Mặt hàng này chiếm 12,4% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh có vỏ của Việt Nam.

Hiện, Việt Nam đã xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang 56 thị trường, trong đó, 5 thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng đầu của Việt Nam là EU (Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha), Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Trung Quốc & Hong Kong, Nhật Bản.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 4T/2024 là EU, giảm 6% so với cùng kỳ. Đứng sau là Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản với mức tăng trưởng kim ngạch lần lượt là tăng 45%, tăng 4% và giảm 38%.

Đặc biệt, thị trường Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng này tới 238% so với năm 2023. Đây cũng là thị trường tiêu thụ hàu Việt nhiều nhất.

Một kho báu dưới nước của Việt Nam được người Trung Quốc khen

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sự tăng trưởng đột biến trong nhóm sản phẩm này là do người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng các sản phẩm lạ, quý hiếm của Việt Nam như hàu, hải sâm. Xuất khẩu hàu đang ngày càng tăng nhờ vào việc cải thiện chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn so với nhiều quốc gia.

Trên thực tế, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất hàu đại dương, chiếm 83% sản lượng, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Tuy nhiên, thị trường tỷ dân này vẫn phải nhập khẩu hàu từ các nước khác bởi hàu nội địa có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng độc hại như đồng.

Ngoài ra, axit hóa đại dương cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng hàu và trực tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc. Do đó, nhiều hãng phân phối hàu tại Trung Quốc thường nhập khẩu hàu từ châu Âu hoặc những quốc gia có vùng biển sạch như Việt Nam.

Xu hướng sử dụng các loại ốc trong món ăn đường phố cũng đang chứng kiến sự bùng nổ. Phóng viên của kênh truyền hình TVBS (Đài Loan, Trung Quốc) từng phải thốt lên khi thưởng thức ốc tại Việt Nam: "Trời ơi, tôi có thể ăn món này cả ngày, ngon quá."

Hiện Việt Nam có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu (ngao) đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại