Trong cơ cấu cổ đông của HVT, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là cổ đông lớn nhất với việc sở hữu hơn 7,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 68,49%) nhận về nhận về hơn 15 tỷ đồng Theo sau, ông Lê Xuân Lương – cổ đông lớn thứ hai nắm gần 630 nghìn cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,74% vốn sẽ nhận về 1,4 tỷ đồng.
Trước đó, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 10% và thanh toán vào ngày 16/2 vừa qua. Sau đợt chi trả này, công ty đã hoàn tất việc trả cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 30%.
Hóa chất Việt Trì được biết đến là doanh nghiệp luôn chi trả cổ tức cao, đều đặn qua từng năm. Trong nhiều năm gần đây, mức cổ tức tiền mặt đều lên tới 20-40%, riêng năm 2022 lên đến 70%.
Trên thị trường, cổ phiếu HVT cũng liên tục tăng tốc trong thời gian gần đây. Hiện tại, cổ phiếu hóa chất này đang dừng ở mức 80.000 đồng/cp, bứt phá 35% chỉ trong chưa đầy một tháng để lên mức đỉnh cao nhất trong lịch sử.
Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì tiền thân là Nhà máy Hóa chất Số 1 Việt Trì - Nhà máy Hóa chất cơ bản đầu tiên của Việt Nam, được khởi công xây dựng năm 1959. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất Xút, Axit HCI, Clo lỏng, Javen, Thủy tinh lỏng, Phân bón tổng hợp NPK, các chất giặt rửa và các sản phẩm có gốc Clo như: BaCI2, CaCI2, ZnCI2.
Năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 1.357 tỷ đồng và 86 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 61% so với cùng kỳ.
Sang năm 2024, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 1.561 tỷ đồng và 106 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 24% so với cùng kỳ. Cổ tức năm 2024 dự kiến bằng tiền tỷ lệ 30% vốn điều lệ.
Khép lại quý 1, Hóa chất Việt Trì ghi nhận doanh thu thuần đạt 342 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế "bốc hơi" gần 70% xuống còn 10,4 tỷ đồng.