Món ăn thải độc, chống táo bón được Đông y khen ngợi đặc biệt
Táo bón là căn bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng lại có thể là nguy cơ "rút ngắn" tuổi thọ của bất kỳ ai. Vì vậy, việc ngăn ngừa và điều trị táo bón là điều cần làm càng sớm càng tốt. Táo bón khiến cơ thể lưu trữ nhiều độc tố dẫn tới bị nhiễm độc, không thể thải ra ngoài.
Cơ thể có 3 cơ chế thải độc quan trọng nhất là ra mồ hôi, bài tiết qua đường tiểu tiện và đào thải qua phân.
Trong táo bón lại chia thành hai loại, một là khoảng cách thời gian giữa 2 lần đại tiện kéo dài, cơ thể phải trữ phân nhiều ngày mới đại tiện một lần. Loại thứ hai là đại tiện khó, tức là phân quá khô cứng hoặc quá to dẫn đến khó đẩy ra ngoài, hoặc khi phân không to không cứng, nhưng cố gắng mãi cũng rất khó để đẩy chúng ra ngoài, hoặc chỉ ra lắt nhắt từng ít một.
Tất cả các hiện tượng trên đều được coi là táo bón.
Trong cuốn sách "Bí quyết tự chăm sóc sức khỏe của 5 thế hệ Đông y Trung Quốc" đánh giá rất cao tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe.
Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón, thải độc kém, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc thì đừng bỏ qua món ăn bình dân mang nhiều "sức mạnh" này. Sách viết rằng, khoai lang chính là ''cao thủ'' thải độc và phòng tránh táo bón vô cùng lợi hại. Thậm chí một cách tốt hơn nữa, là ăn món khoai lang kết hợp với mật ong.
Khi 2 món ăn này được nấu cùng nhau, không chỉ bổ sung chất xơ thô, mà còn có thêm đường glucose tự nhiên, kết quả thải độc và chống táo bón lại càng thêm phần kỳ diệu.
Món khoai lang mật ong
Nhóm người nên ăn
- Những người bình thường ăn quá ít chất chơ dẫn đến tiêu hóa kém, mắc táo bón.
- Những người làm việc trí óc, thần kinh căng thẳng, áp lực lớn, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu.
- Nhóm người bị táo bón dài ngày, phân khô, đường ruột bị kích thích, khô miệng, dễ bị nóng vùng tay và chân.
Nhóm người không nên ăn
- Những người cơ thể ẩm ướt, đầy bụng khó tiêu, đi đại tiện khó trong trường hợp luôn cảm thấy đại tiện không hết.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong.
- Những người lá lách hư nhược, thể chất yếu, dễ sinh bệnh tiêu chảy.
- Không ăn hành tây sống kết hợp với mật ong, dễ gây ra tiêu chảy, đi ngoài liên tục.
- Không phù hợp với người có bệnh tiểu đường vì món ăn này làm tăng lượng đường.
Cách chế biến món khoai lang mật ong
Nguyên liệu: 2 củ khoai lang có kích thước vừa phải, nửa bát mật ong. Nếu khoai to nhỏ thì thêm bớt mật ong cho phù hợp.
Cách nấu:
Rửa sạch khoai lang, có thể để nguyên cả vỏ, cho vào nồi, thêm nước luộc chín.
Khi khoai chín tới thì đổ bỏ phần nước luộc khoai còn thừa trong nồi, nấu cho ráo đáy nồi. Tiếp tục đổ mật ong vào đun nhỏ lửa.
Trong khi đun, dùng đũa thìa nghiền cho khoai nát ra, trộn lẫn vào mật ong, trở thành hỗn hợp nhuyễn như cao là được. Cũng có thể để nguyên miếng nhỏ.
Cách ăn:
Ăn món này nên ăn khi đói bụng.
Khi đã bị táo bón, ăn khoảng từ 1/2 đến 1 bát con, mỗi ngày ăn 2-3 lần. Ăn đều đặn ít ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Người bình thường thì có thể nên áp dụng ăn tùy vào nhu cầu. Nhưng tối thiểu mỗi tuần nên ăn 1 lần để tăng hiệu quả thải độc và phòng ngừa táo bón.
Nếu trong gia đình có người dễ mắc táo bón, bạn nên làm sẵn món này và để vào trong tủ lạnh. Vào mùa đông thì không nên ăn lạnh, vì vậy có thể hấp để làm ấm lên trước khi ăn.
Hiện nay, khoai lang được đánh giá là "thực phẩm vàng’’ trong việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em.
Cùng với khoai lang, các thực phẩm có màu sắc nổi bật khác như đỏ, xanh, vàng, trắng, tím hiện đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao vì chúng chứa β carotene, flavonoid, tốt cho sức khỏe của thị lực và tăng cường chức năng miễn dịch.
Khoai lang, giàu vitamin A và kali, có thể cải thiện làn da khô, bảo vệ thị lực, đặc biệt là trẻ em thường xem TV, Internet, chơi điện thoại di động... Nhóm người này càng nên ăn đều đặn hơn.
Một số chuyên gia cho rằng, ăn khoai lang có thể giảm cân, giảm mỡ máu. Vì thực phẩm này có chỉ số glycemic (GI) thấp hơn trong nhóm thực phẩm. Người bị tiểu đường cũng có thể ăn khoai lang vì nhiệt lượng của nó chỉ bằng 1/3 so với gạo.
*Theo Health/NTDTV