Đậu phụ được xem là món "thịt" từ thực vật
Đậu phụ là một món ăn bình dân và phổ biến được làm từ hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có nhiều cách chế biến đậu phụ khác nhau nhưng phần lớn là đậu phụ miếng dài, mềm, thơm và béo ngậy.
Mặc dù đậu phụ được xem là món "thịt" từ thực vật nhưng nhiều người lại chưa biết hết được những lợi ích tuyệt vời của nó. Món ăn này có thể cung cấp rất nhiều protein chất lượng cao và hàm lượng canxi phong phú.
Mặc dù đậu phụ chủ yếu cung cấp cho cơ thể nguồn protein thực vật, nhưng giá trị dinh dưỡng của protein này được cho là gần bằng với protein động vật, vì vậy nó cũng là một loại protein chất lượng cao.
Mỗi 100 gram đậu phụ có thể cung cấp tương ứng từ 6,2 - 12,2 gram protein. Đối với nguồn dinh dưỡng canxi, hàm lượng trong đậu phụ tương đương 116 - 138 mg/100 g.
Người lớn bình thường nếu ăn 200 gram đậu phụ mỗi ngày có thể nhận được ít nhất một phần năm lượng canxi khuyến nghị hàng ngày (người có độ tuổi từ 18-49: 800 mg/ngày, nhóm người trên 50 tuổi: 1000 mg/ngày).
Ngoài protein và canxi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một tỷ lệ axit béo không bão hòa tương đối cao trong đậu phụ, và hàm lượng phospholipids và vitamin E cũng rất phong phú.
Không những thế, đậu phụ chứa nhiều thành phần khác cũng rất có lợi cho sức khỏe, như isoflavone đậu nành, phytosterol, oligosacarit đậu nành, v.v ...
Những thành phần này nếu được bổ sung hợp lý sẽ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, loãng xương và cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Đây chính là món ăn có vai trò tích cực trong việc nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Nên ăn bao nhiêu đậu phụ mỗi ngày?
Theo khuyến nghị của các chuyên gia trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc, mỗi người nên ăn khoảng từ 25 gram - 35 gram đậu nành và các loại hạt mỗi ngày.
Dựa trên protein được cung cấp, 50 gram đậu nành tương đương với 280 - 350 gram đậu phụ thành phẩm. Khoảng 25 gram - 35 gram đậu nành nguyên hạt.
*Theo Health/Sohu