Chứng âm hư dương hư
Chứng âm hư dương hư với sự biểu hiện trong lâm sàng: đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, đặc, lượng nước tiểu nhiều hơn nước uống, mặt sạm, vành tai khô, mỏi lưng, đau khớp, người hàn, sợ lạnh. Lưỡi nhợt, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa, mạch yếu.
Chè sữa tươi: sữa bò 1.000g, hạt óc chó rán 40g, hạt óc chó sống 20g, gạo lứt 50g. Chế biến: vo sạch gạo lứt, ngâm trong nước khoảng 1 giờ đồng hồ, đựng vào rá để khô nước, trộn 4 nguyên liệu nói trên với nhau, dùng cối xay xay cho mịn, rồi sàng ra vụn nhỏ.
Đổ nước vào nồi đun sôi, từ từ đổ sữa bò và bột óc chó vào, vừa đổ vừa khuấy, đun đến sôi là được. Công hiệu: bổ Tỳ ích Thận, ôn dương bổ âm. Cách dùng và liều lượng: lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối, trong ba bốn tuần liền.
Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà: nhân sâm 6g, trứng gà 1 quả. Chế biến: nghiền nhân sâm thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà là có thể dùng. Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giải khát. Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày một lần, dùng trong bữa cơm.
Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà công dụng ích khí dưỡng âm, giải khát
Cháo hải sâm: hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách lợn 1 quả, địa phu tử 10g, ruột cây hướng dương 10g.
Chế biến: ngâm hải sâm đến mức nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái lát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà, đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đưa lên khay hấp cách thủy cho chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa phải, sau khi đun sôi, lấy vải màn bọc lấy địa phu tử và ruột cây hướng dương cùng nấu 40 phút là được.
Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt. Cách dùng và liều lượng: Dùng trong bữa ăn hoặc dùng làm điểm tâm.
Chứng nhiệt phương hại phổi
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh liên quan tới toàn bộ cơ thể lấy hệ thống trao đổi đường bị rối loạn là chính bởi lượng insulin tuyệt đối và tương đối không đủ gây nên. Những biểu hiện điển hình trong lâm sàng của căn bệnh này là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần, ăn nhiều, bên cạnh đó còn kèm theo chứng ngứa da, hay mọc mụn nhọt...
Nếu như hiện tượng này kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng. Bệnh đái tháo đường do chứng nhiệt phương hại tới phổi với sự biểu hiện trong lâm sàng là: khát nước, uống nhiều nước, vừa uống nước vừa khát nước, số lần đi tiểu rất nhiều. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, ít nước bọt, mạch mạnh.
Món canh rau chân vịt ngân nhĩ: rễ rau chân vịt 10g, ngân nhĩ tức mộc nhĩ trắng 10g. Chế biến: rửa sạch rễ rau chân vịt, ngâm ngân nhĩ cho nở ra, cùng nấu canh uống. Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát. Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong bữa ăn. Có thể dùng trong ba bốn tuần liền.
Chè xanh hấp cá rô phi: cá rô phi khoảng 500g, chè xanh lượng vừa phải. Chế biến: cá rô phi không đánh vẩy, rửa sạch, nhét chè xanh vào bụng cá, đặt lên đĩa cho vào nồi hấp chín là có thể dùng. Công hiệu: bổ hư, giải khát. Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày một lần, ăn thịt cá nhạt không cho muối hoặc có thể nêm nếm vừa ăn.
Cháo ngọc trúc: ngọc trúc từ 15 - 20g, trường hợp dùng ngọc trúc tươi thì dùng từ 30 - 60g, gạo lứt 100g, đường phèn vừa phải. Chế biến: rửa sạch ngọc trúc tươi, bỏ rễ, thái vụn sắc nước lọc bã hoặc dùng ngọc trúc khô sắc nước lọc bã, đổ thêm lượng nước vừa phải cùng nấu cháo, nấu cháo nhừ cho đường phèn vào nấu sôi một hai lần là có thể dùng.
Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát. Cách dùng và liều lượng: lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối, 5 - 10 ngày là một đợt điều trị.
Canh trai nấu mướp đắng: mướp đắng 250g, thịt trai 100g. Chế biến: ngâm trai trong nước sạch hai ngày để cho nó nhả hết bùa đất, rửa sạch thịt trai cùng nấu với mướp đắng với lượng nước vừa phải, nấu chín cho thêm gia vị là có thể dùng. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát. Cách dùng: dùng trong bữa cơm.
Can Thận âm hư
Chứng Can Thận âm hư với những biểu hiện trong lâm sàng là: đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu mầu trắng, đặc, miệng khô, môi khô, không muốn uống nước, cơ thể suy nhược, mỏi lưng, đuối sức. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa.
Bí đỏ xào thịt ếch: bí đỏ 250g, thịt ếch đồng 90g. Chế biến: bí đỏ gọt vỏ, thái miếng, tỏi giã nát. Đổ dầu vào chảo khi nhiệt độ dầu lên tới dầu sôi bắt đầu phi tỏi, sau đó đổ bí đỏ vào chảo xào đi xào lại, cho thêm thịt ếch và lượng nước vừa phải, hầm bằng lửa nhỏ trong nửa tiếng đồng hồ, cho thêm gia vị là có thể dùng.
Công hiệu: Ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát. Cách dùng và liều lượng: Dùng trong bữa cơm.
Canh ba ba bổ thận: ba ba 1 con khoảng 500g, kỷ tử 30g, thục địa hoàng 15g. Chế biến: chặt ba ba thành miếng, cho thêm các vị thuốc kỷ tử, địa hoàng, rượu gia vị và lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun sôi,sau đó giảm lửa hầm thịt ba ba đến nhừ là có thể dùng.
Công hiệu: bổ can, bổ thận, dưỡng âm bổ huyết. Cách dùng và liều lượng: dùng trong bữa ăn hoặc ăn riêng đều được.
Món canh sơn dược ngọc trúc thịt chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, sơn dược tức hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g. Chế biến: rửa sạch chim bồ câu cho vào nồi nấu với sơn dược và ngọc trúc với lượng nước vừa phải, nấu nhừ thịt chim bồ câu, cho thêm muối và các gia vị khác là có thể dùng.
Công hiệu: dưỡng âm bổ khí, bổ Can bổ Thận. Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng một lần, ăn cả thịt và canh, có thể dùng thường xuyên.
Vị nhiệt phương hại chất tiết
Triệu chứng Vị nhiệt phương hại chất tiết với sự biểu hiện trong lâm sàng là: ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.
Món mì nấu với hoài sơn: bột mì 250g, bột hoài sơn 100g, bột đậu xanh 10g, trứng gà 1 quả. Chế biến: dùng nước muối nhào bột mì, bột hoài sơn và bột đậu xanh với trứng gà cho đều thành một khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, nấu chín là có thể dùng. Công hiệu: Kiện Tỳ bổ phổi, củng cố chức năng thận và bổ ích tinh huyết.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong ba bốn tuần liền.
Món chè bách hợp tì bà và củ sen: bách hợp tươi 30g, tì bà 30g, củ sen tươi 10g, hoa quế 2g. Chế biến: củ sen thái nhát, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với Bách Hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm Hoa Quế là được. Công hiệu: Thanh nhiệt nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát. Cách dùng và liều lượng: Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối hoặc làm điểm tâm.
Canh Tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: tuỵ lợn 1 cái, trứng gà 3 quả, rau chân vịt 60g. Chế biến: thái tụy lợn thành nhát mỏng, trứng gà khuấy đều, rau chân vịt thái nhỏ. Trước tiên nấu chín tuỵ lợn, sau đó từ từ đổ trứng gà đánh tan vào nồi cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nồi nấu sôi, sau cùng cho thêm các gia vị như hành, gừng, muối là có thể dùng.
Công hiệu: Bổ Tỳ ích Phế, nhuận giọng giải khát. Cách dùng và liều lượng: dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên.
Nấu cháo với bột cát căn: bột cát căn 30g, gạo lứt 100g. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ là có thể dùng.
Công hiệu: Thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Cách dùng và liều lượng: Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.