Môi trường thực tại ảo giúp huấn luyện binh sĩ Mỹ nhiều hướng tác chiến trên thực địa. Ảnh nguồn: Warroom.armywarcollege.edu
Các dạng môi trường huấn luyện lai
Tạo ra một môi trường đào tạo thực tế là một thách thức vô cùng lớn đối với bất kỳ lực lượng quân sự nào. Ông James Crowley, Giám đốc phát triển thương mại của công ty đào tạo và mô phỏng 4GD, phân trần:
"Cuộc giao tranh tại các đô thị ở Ukraine không thể nào mô phỏng được – nó sẽ cực kỳ tốn kém để xây dựng cả một thành phố và hủy diệt nó chỉ đúng một năm".
Vì lẽ đó sẽ có những giới hạn thực hành đối với môi trường đào tạo cũng như những tác động về chi phí và an toàn. Tất cả những tác động này đã ảnh hưởng đến khả năng tạo và tái tạo môi trường huấn luyện thực tế. Tuy nhiên, môi trường đào tạo lai (kết hợp cấu trúc vật lý với môi trường đào tạo tổng hợp) có thể mang đến những cơ hội đào tạo lập lại và hiện thực hóa.
Ông James Crowley phân tích: "Chiến đấu cường độ cao có thể khó xảy ra, song quan trọng là xem xét môi trường hoạt động nơi có con người được triển khai. Ukraine đã nhấn mạnh tính cần thiết của chiến tranh vũ trang kết hợp và chỉ huy nhiệm vụ ở cấp độ thấp nhất".
Tiến hành việc này trong môi trường cháy nổ có thể cực kỳ nguy hiểm và khiến nhân sự gặp rủi ro đặc biệt, song các môi trường mô phỏng có thể cho phép họ triển khai chiến tranh vũ trang kết hợp theo hướng an toàn. Xét về lý thuyết, một trong những kết quả quan trọng của huấn luyện là sự quen thuộc với các chiến thuật, kỹ thuật và thủ tục qua các dịch vụ và khả năng.
Chẳng hạn như bộ binh hoạt động trong môi trường đô thị có thể dựa vào lính bắn tỉa hoạt động bên ngoài thành phố, các UAVB (phương tiện bay không người lái) của họ cùng những tài sản cấp cao hơn của họ dùng để trinh sát cũng như khả năng chiến đấu gián tiếp để làm nên thành công.
Công ty 4GD đã phát triển ra một môi trường đào tạo lai bao gồm một cấu trúc huấn luyện thể chất bằng cách dùng công nghệ mô đun SimWall. Những cánh cổng mô phỏng có thể được cung cấp bởi các tài sản hỗ trợ như súng bắn tỉa và súng cối.
Ông James Crowley giải thích: "Huấn luyện vũ trang kết hợp dùng các cổng tiến vào thế giới tổng hợp đang thể hiện đúng cách mà binh sĩ đang triển khai trong thực chiến". Điều này có nghĩa là một tay súng bắn tỉa sẽ xài súng trường và ống ngắm mô hình, bộ ống nhòm của anh ta sẽ mang đến cái nhìn về môi trường tổng hợp. Tuy vậy, cũng có những hạn chế đối với tiện ích trong các dạng môi trường tổng hợp.
Ông James Crowley lý giải:
"Bộ tai nghe thực tế ảo (VR) và bộ điều khiển trò chơi có thể mang sự hư ảo vào trải nghiệm huấn luyện. Cận chiến là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp khi nó thường dựa vào ngôn ngữ cơ thể, vì vậy không nên dùng mô phỏng để thực hành những thứ như vậy.
Mặt khác, môi trường tổng hợp cho phép binh lính thực hành huấn luyện phi tuyến tính và gần với các tình huống mà họ sẽ gặp phải trong chiến đấu chứ không chỉ nằm ở phạm vi đào tạo.
Điều này còn kết hợp làm việc với các khả năng khác như súng bắn tỉa, súng cối, UAV. Môi trường đào tạo lai có thể mang lại tính hiện thực cao hơn so với huấn luyện trực tiếp".
Tăng hiện thực hóa trong ra quyết định
Môi trường tổng hợp cũng mang lại tính hiện thực cao hơn trong hỗ trợ quyết định. Các công ty như Improbable và CAE đang phát triển ra những dạng môi trường tổng hợp mô đun nhằm mô phỏng nhiều hoặc ít hơn môi trường hoạt động mà binh sĩ yêu cầu. Các môi trường được xây dựng quanh những mô hình và thuật toán do các học viện tạo ra và được hỗ trợ bằng học máy cùng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chúng được thiết kế nhằm phản ánh hoặc đại diện cho những kết quả từ các quyết định tấn công và chiến lược, bao gồm tấn công mạng, phong tỏa, và sử dụng động lực hoặc sự kết hợp của nhiều đầu vào khác nhau.
Những dạng môi trường này có thể giúp cung cấp thông tin cho các quá trình ra quyết định, bằng cách cho phép nhân sự cấp cao bị đánh trượt trong môi trường an toàn.
Việc thử nghiệm những hoạt động này có thể gây ra rủi ro cao trong môi trường an toàn khi có thể giúp cung cấp thông tin về những khả năng có sẵn cho những nhà lập chính sách cao cấp và các chính phủ.
Ông James Crowley nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu chất lượng tốt khi quả quyết:
"Tính hợp lệ của dữ liệu đã hỗ trợ cho các giả định của môi trường tổng hợp, và vì thế cần phải chính xác. Điều này là do đầu ra của môi trường tổng hợp sẽ phụ thuộc vào chất lượng của đầu vào. Đầu vào không chính xác hoặc phản ánh sai thế giới thực sẽ dẫn đến các kết quả đầu ra cũng trật chìa".
Thực ra, môi trường huấn luyện lai không phải là mới mẻ gì đối với các lực lượng quân sự. Nhiều lực lượng đã có kinh nghiệm mô phỏng huấn luyện tăng được thiết kế để sao chép môi trường vật lý hoạt động bên trong thiết giáp, nó thường được kết nối với thế giới huấn luyện ảo nhằm mô phỏng tác động của việc vận hành xe.
Tuy nhiên, những hệ thống này chỉ đơn thuần tập trung vào các chiến thuật đơn vị nhỏ, cũng như không phải lúc nào cũng mang các nguồn bổ sung nhằm mô phỏng các nhánh vũ trang kết hợp.