Mối quan hệ nào cũng cần giữ vững 5 NGUYÊN TẮC VÀNG, phạm một điều, bạn tốt cũng trở mặt thành thù

Trung Hạ |

Bao dung là điều cần có trong các mối quan hệ; đừng nói lời cay nghiệt, cũng đừng làm khó người khác; đừng vạch lá tìm sâu, cũng đừng tạo thêm rắc rối.

Không nguyên tắc, không thành gia.

Con người qua lại với nhau, mối quan hệ càng tốt đẹp thì càng phải tuân thủ quy tắc và quản lý cảm xúc của mình, quy tắc bị vi phạm cũng tức là đã “vượt quá giới hạn”. Một khi ranh giới bị xóa nhòa, đôi bên không thể tiếp tục làm bạn, thậm chí trở mặt thành thù.

Mối quan hệ dù tốt đẹp đến đâu cũng phải tuân thủ 5 quy tắc này:

1. Không lộn xộn lễ nghĩa cơ bản, phải có qua có lại

“Kinh Lễ” của Khổng Tử có viết: Có qua mà không có lại, tức phi lễ; có đến mà không có đi, cũng là phi lễ.

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều chú ý đến phép tắc lịch sự, có qua có lại, không phải thấy đối phương tốt bụng, dễ dãi nên chỉ biết nhận mà không biết cho. Người thực sự thông minh đều hiểu được “quy luật cân bằng cảm xúc” và học cách “trả ơn”. Dù thua kém điều kiện kinh tế cũng sẽ cố gắng hết sức tỏ lòng thành kính và biết ơn người khác.

Chuyện lễ nghĩa, không nên lộn xộn. Ví dụ, có những phép xã giao khác nhau giữa trưởng bối và vãn bối, bạn bè, cấp trên và cấp dưới, bạn cùng lớp… không thể xáo trộn tôn ti trật tự, không thể quá quắt không biết phân biệt lớn nhỏ, không nên đùa cợt quá trớn...

Đảm bảo lễ nghĩa đủ đầy phản ánh quá trình tu dưỡng bản thân của một người. Người có kiến thức thường chú ý đến phép xã giao hơn vì họ biết tôn trọng đối phương.

Mối quan hệ nào cũng cần giữ vững 5 NGUYÊN TẮC VÀNG, phạm một điều, bạn tốt cũng trở mặt thành thù - Ảnh 1.

2. Ăn nói có chừng mực, câu từ không nên quá tuyệt tình

“Nói tất cả những gì mình biết” vốn là điều tốt, nhưng nếu bạn luôn nói như vậy thì rất dễ xúc phạm, đắc tội đến người khác. Dù quan hệ đôi bên thân thiết đến mấy nhưng vẫn có một số lời nói không thể hiểu được, hoặc vô tình làm tổn thương người khác.

Con người, có lẽ ai cũng thích giữ thể diện, đặc biệt là trong những tình huống đông người. Ví dụ, khi một nhóm bạn đang tụ tập, bạn nói: “Ê, cửa hàng tháng trước kinh doanh thất bại, bây giờ sao rồi”.

Đối phương không nói cho tất cả mọi người mà chỉ nói với bạn, chứng tỏ họ không muốn ai cũng biết sự xấu hổ này của họ. Câu nói của bạn đã vạch trần mọi chuyện, khiến họ bị bẽ mặt, khó xử và mất tự tin giữa bạn bè với nhau. Do đó, việc đối phương nghĩ bạn là người nhiều chuyện, EQ thấp, tọc mạch là chuyện bình thường.

Do đó, khi nói hãy để lại vài lời trên môi và chừa đường lui cho người khác; khi tức giận, hãy dừng lại một chút và giữ thể diện cho đối phương. Biết người, không cần nói lời tuyệt tình. Nhìn thấu nhưng không nói thẳng, hiểu là được.

Bao dung là điều cần có trong các mối quan hệ; đừng nói lời cay nghiệt, cũng đừng làm khó người khác; đừng vạch lá tìm sâu, cũng đừng tạo thêm rắc rối.

3. Giữ khoảng cách và tránh tương tác quá gần

Con người đến quá gần nhau cũng là một tai họa.

Khi thân thiết hơn, là đã có thể nhìn ra khuyết điểm của nhau; khi đã kết thâm giao, cũng có những điều khiến nhau khó chịu. Tương tác quá nhiệt tình thực chất là một loại "gánh nặng bạn bè".

Người xưa nói: Quân tử qua lại nhạt như nước.

Một tình bạn nhẹ nhàng sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi ở bên nhau suốt đời. Hãy hiểu rằng trên đời này không ai là hoàn hảo, người kia ắt cũng có điều mà mình không thích. Song không vì thế mà cắt đứt quan hệ. Chỉ cần đôi bên còn xem nhau là bạn thì sợi dây liên kết vẫn còn. Muốn đôi bên cùng đồng hành xa hơn, hãy luôn giữ sự chừng mực, không can dự quá nhiều chuyện của họ, cũng không thổ lộ hết thảy chuyện của mình.

Mối quan hệ nào cũng cần giữ vững 5 NGUYÊN TẮC VÀNG, phạm một điều, bạn tốt cũng trở mặt thành thù - Ảnh 2.

4. Giúp đỡ mà không gây thêm rắc rối, từ chối nếu không có khả năng

Vì là bạn bè, đôi bên cùng cố gắng hết sức. Việc tích cực giúp đỡ lẫn nhau là điều hiển nhiên, nhưng hãy giúp đỡ mà không tạo thêm phiền hà cho người khác. Đồng thời cũng biết cách mạnh dạn từ chối những yêu cầu vượt quá khả năng của bản thân.

Trong mối quan hệ giữa người với người, đôi khi chúng ta cần duy trì thái độ “trung lập”. Muốn giúp đỡ, bạn cần biết khi nào cần ra tay, và giúp đỡ về mặt ý tưởng, thay vì can thiệp trực tiếp vào việc của người khác. Điều quan trọng nhất cần chú ý là bạn phải làm rõ vấn đề trước khi bày tỏ quan điểm của mình.

Quy tắc “giúp đỡ mà không gây rắc rối” có thể bảo vệ bạn khỏi thị phi, liên lụy vì chuyện của đối phương. Bạn bè thật sự sẽ không vì điều này mà “nghỉ chơi” hay đánh giá xấu về bạn. Người vì chuyện này mà ghi hận chứng tỏ họ không xứng đáng tiếp tục làm bạn.

5. Đừng quan tâm đến quá khứ của đối phương, cùng nhau hướng tới tương lai

Nếu chỉ biết nhìn vào cuộc sống “xám xịt” của người khác thì bạn đang tự chuốc lấy rắc rối cho chính mình. Bạn bè tốt là phải biết cùng nhau tiến về phía trước, bỏ lại quá khứ đằng sau. Người sống trong quá khứ đã ngu ngốc, người lấy quá khứ làm “chuyện bàn tán” còn ngu ngốc hơn. Không ai là thánh nhân, cũng không ai không phạm sai lầm, chỉ cần biết đến hiện tại là đủ.

Chỉ khi con người hòa hợp, bao dung nhau thì mới có được mối quan hệ lâu dài và tình cảm mới không bị bóp méo.

Mỗi một mối quan hệ tốt đẹp cũng đều được xây dựng trên nguyên tắc. Chấp nhận cái tốt của người khác cũng là một loại nguyên tắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại