Có một cặp vợ chồng nọ kinh doanh nhỏ lẻ để mưu sinh, lo cho cuộc sống gia đình. Ngày thường, công việc của họ khá bận nên không dành nhiều thời gian quan tâm đến thành tích học tập của con.
Cũng một phần vì điều này mà thành thích học tập của con họ ở trường luôn bị xếp ở nhóm yếu kém trong lớp.
Thế nhưng người mẹ không trách mắng mà chỉ yêu cầu con trai không được gian lận quay cóp trong thi cử, điểm số đạt được chỉ cần là do bản thân con nỗ lực có được, cô sẽ tuyệt đối không ca thán chê trách con.
Cuối tuần đó, người mẹ đi họp phụ huynh cho con. Trong buổi họp, giáo viên chủ nhiệm dựa kết quả cao thấp trong kỳ thi giữa học kỳ của các con để mời các bậc phụ huynh lần lượt đứng lên phát biểu.
Vì trong lần thi này, cậu con trai bị điểm thấp nhất lớp nên khi đến lượt người mẹ phát biểu, giáo viên đã cố tình nhấn mạnh rằng: "Mời phụ huỳnh của học sinh đội sổ đứng lên phát biểu."
Người mẹ nghe giáo viên nói vậy, nét mặt tỏ ra bình thản, không tức giận cũng không tự ti nói: "Con trai tôi có tên, cháu không có tên là ‘học sinh đội sổ’. Thành tích thi cử của nó có thể không được tốt nhưng là phụ huynh của cháu, tôi không cảm thấy mất mặt, bởi vì tôi biết con trai mình đã cố gắng hết sức.
Cuối cùng, tôi cảm thấy không nên dùng cái tên ‘học sinh đội sổ’ để gọi một ai đó, như vậy rõ ràng thể hiện sự thiếu tôn trọng, đây không phải hành động mà một người giáo viên nên có."
Lời nói sắc sảo hơn người của người mẹ đã khiến giáo viên chủ nhiệm nhận ra hành vi không đúng của bản thân, đỏ bừng mặt xin lỗi người mẹ trước mặt cả lớp.
Không nên chỉ dựa vào thành tích học tập để đánh giá một đứa trẻ
Việc dùng thành tích học tập để đánh giá một đứa trẻ là phiến diện. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, lối sống, tương lai… của các em.
Nếu cứ dùng thành tích học tập để phê phán một đứa trẻ, đứa trẻ ấy sẽ coi việc học tập và đạt được điểm số cao là một loại trách nhiệm phải làm làm thay vì học tập và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
Trẻ con vẫn chưa có nhận thức quá rõ ràng đối với sự cạnh tranh, nên nếu dùng thành tích để đánh giá đứa trẻ có xuất sắc hay không chính là kiểu thái độ quá coi trọng thành tích. Nếu bố mẹ dùng suy nghĩ như vậy để giáo dục con cái vậy thì đứa trẻ đó tương lai sẽ rất khó phát triển.
Một số bậc phụ huynh luôn yêu cầu con khi ở trường phải thi được hạng này hạng kia, dẫn đến việc các con ngoài việc học ra có rất ít niềm vui niềm đam mê khác, cuối cùng ngoài thành tích học tập ra rất nhiều mặt đều không theo kịp các bạn.
Khi thành tích của con không được như mong muốn, phụ huynh nên cư xử như thế nào?
Cổ vũ khích lệ
Con thi không tốt là ngay lập tức trách mắc, việc này lâu dần sẽ khiến con hình thành suy nghĩ "học hành chỉ khiến cho bản thân bị mắng", rồi trở nên kháng cự với chuyện học hành.
Khi con thi không tốt, các bậc phụ huynh nên khích lệ để cổ vũ rồi dạy bảo con, như vậy mới giúp con có thêm sự tự tin, giúp con khắc phục những khó khăn trong học tập.
Tích cực và nhẫn nại
Nhiều bậc phụ huynh phụ đạo cho con trong khoảng thời gian ngắn không thấy sự tiến bộ liền cảm thấy mất kiên nhẫn, cho rằng khả năng học hành của con có lẽ cũng chỉ đến mức đấy nên buông tay, mặc kệ con.
Nhưng tốc độ tiếp thu kiến thức của mỗi đứa trẻ không giống nhau, có những đứa trẻ vừa nhìn đề bài đã có thể hiểu luôn, nhưng cũng có những đứa trẻ phải nghe đi nghe lại vài lần.
Trong lúc dạy con bố mẹ cần phải thật kiên nhân thì mới cho con đủ thời gian để tiếp thu và học tập.
Cuộc sống sau này của con không chỉ có mỗi việc học hành và thi cử mà còn rất nhiều kiến thức, lĩnh vực đợi con khám phá tìm hiểu, vậy nên bố mẹ đừng nuôi dạy nên một "chiếc máy" chỉ biết thi cử, hãy để con tự tìm kiếm những niềm vui niềm đam mê của riêng mình.