Là một kỹ sư phát triển phần mềm, Tony sở hữu nguồn thu nhập cao và ổn định. Nhờ vào thói quen chi tiêu tiết kiệm, anh dễ dàng tiết kiệm được triệu đô đầu tiên ở tuổi 37. Kể từ đó, anh quyết định sẽ nghỉ hưu sớm.
Mỗi tháng, Tony phải chi trả một khoản trả góp khoảng 500 USD cho ngôi nhà đất mình mua từ một người họ hàng. Ngôi nhà có một khoảng sân vườn khá rộng rãi, đủ để anh bắt đầu cuộc sống mới nơi trang trại.
Tuy nhiên, không lâu sau khi bước vào thời kỳ nghỉ hưu sớm, Tony nhận ra rằng: Mặc dù tay chân rảnh rỗi hơn vì không phải cố “nai lưng” kiếm tiền, nhưng anh vẫn bị rơi vào "vòng xoáy suy nghĩ" - cụm từ mà anh mô tả trong Podcast gửi cho một người bạn cũng trong cảnh nghỉ hưu sớm như mình.
Tony cho biết, ban đầu, anh cảm nhận sự tự do và hứng khởi tràn đầy tâm trí. Anh muốn nhân cơ hội này để xây dựng các kỹ năng và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, trạng thái này không kéo dài quá lâu thì anh đã rơi vào những suy nghĩ trầm cảm, lo âu.
“Trong thời gian đi làm, tôi đã làm việc chăm chỉ và cộng thêm một phần may mắn nên có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền. Do đó, thời gian mới nghỉ việc, tôi chỉ muốn tập trung tận hưởng cuộc sống rảnh rỗi, thư thả bên trang trại của mình, giữa thung lũng xinh đẹp này.
Tuy nhiên, tôi nhanh chóng nhận ra cách sống đó hoàn toàn không phù hợp với mình. Đó thực sự là quãng thời gian trì trệ nhất tôi từng trải qua", Tony chia sẻ.
Cuối cùng, chưa đầy hai năm sau khi nghỉ hưu sớm, Tony đã quyết định quay trở lại với công việc làm bán thời gian trong thế giới công nghệ. Anh cho biết, đó là quyết định rất dễ dàng, giống như thâm tâm tôi đã chờ đợi điều này từ rất lâu. “Thậm chí, tôi còn tiếc nuối vì mình không quay lại sớm hơn, cuối cùng bỏ lỡ rất nhiều thay đổi trong thời gian nghỉ hưu vừa qua”, anh nói.
3 vấn đề khiến anh hối tiếc nhất về cuộc sống nghỉ hưu sớm của mình chính là:
Thứ nhất, đánh mất sự kết nối với mọi người
Sau khi nghỉ hưu, tôi đã quá vội vàng tập trung vào cuộc sống của cá nhân. Do đó, tôi dần quên mất việc tương tác thường xuyên với mọi người xung quanh.
“Đó là một sai lầm tồi tệ. Tôi nghĩ đáng nhẽ mình nên xây dựng các mối quan hệ con người tốt hơn, đem tới những sắc thái khác nhau cho đời sống, không nhất thiết là hàng ngày, nhưng có thể là hàng tuần”, anh cho biết.
Tuy vậy, bản thân Tony cũng chia sẻ khó khăn về việc đó. Ngay cả trong trường hợp anh muốn gặp gỡ bạn bè, họ lại đang bận rộn với hàng tá công việc và sự nghiệp, không phải lúc nào cũng có thời gian rảnh.
Tony nhận ra, việc nghỉ hưu sớm cũng khiến anh thiếu đi niềm hạnh phúc thực sự mà công việc mang lại. Anh không còn được trải nghiệm cảm giác thỏa mãn khi hoàn tất những công việc sở trường của mình.
Không còn được trải nghiệm cảm giác thỏa mãn khi hoàn tất những công việc sở trường của mình.
"Mặc dù tôi rất thích học hỏi những điều mới, thử sức với những thứ khó khăn chưa từng đương đầu, nhưng khi phần lớn trong số đó là những thất bại lặp lại nhiều lần, tôi bắt đầu thấy mệt mỏi và chán nản. Thế nên, tôi nghĩ chỉ cần làm công việc mà mình am hiểu, có đủ năng lực và sự tự tin cũng chính là một niềm hạnh phúc”, đó là lý do mà Tony quyết định trở lại với công việc và sự say mê.
Thứ hai, lo ngại về tiền bạc
Mặc dù đã dự phòng một khoản tiền lớn cho kế hoạch nghỉ hưu nhưng Tony vẫn cho rằng, thiếu đi một dòng tiền ổn định xuất phát từ thu nhập chính sẽ khiến mọi người trở nên bất an.
Hàng tháng, việc rút tiền từ các quỹ tiết kiệm hoặc quỹ đầu tư để chi tiêu, nhìn tổng số tiền trong tay chỉ ngày một giảm xuống, tất cả sẽ đem tới áp lực rất lớn cho mọi người.
Thiếu đi một dòng tiền ổn định xuất phát từ thu nhập chính sẽ khiến mọi người trở nên bất an.
Thứ ba, nghỉ hưu sớm không dành cho tất cả mọi người
Thực tế, nghỉ hưu không chỉ đem tới những mặt tích cực, mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề rắc rối, bao gồm mất thu nhập, giảm an sinh xã hội, suy giảm tinh thần và thể chất, mất tương tác và bản sắc, buồn chán, thiếu mục tiêu sống.
Tony chỉ là một trong những trường hợp chia sẻ về câu chuyện của mình. Giống với anh, Sam Dogen từ tổ chức tài chính Samurai cũng từng nghỉ hưu ở tuổi 34, rồi sau đó rơi vào một cơn khủng hoảng về nhận diện bản thân.
Sam cảm thấy bế tắc, thất vọng vì không hạnh phúc hơn nhiều so với khi còn đi làm, và cảm giác mất mục đích sống. Anh cũng đã mất sự kết nối với các đồng nghiệp ở nơi làm việc. 7 năm sau đó, anh quyết định đi làm lại để "được là người bình thường một lần nữa".
Theo chuyên gia, một công việc có thể mang đến những cơ hội mà bạn không thể tự mình có, nhất là khi làm việc cho một tập đoàn lớn mang lại cho bạn nhiều cơ hội.
Vì thế, nếu một người nghỉ việc cảm thấy mình thiếu đi quá nhiều thứ, cách dễ dàng nhất chính là tìm một công việc mới, và không nên cảm thấy xấu hổ vì điều đó.
*Nguồn: Businessinsider