Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không?

PNM |

Có thể khẳng định: Vì tủ lạnh sử dụng điện nên nó cũng có khả năng bị chập cháy giống như bao thiết bị điện khác trong gia đình.

Chúng ta hẳn chưa quên clip tủ lạnh cháy đen cách đây không lâu trên mạng xã hội do một cô gái quay lại. Có ý kiến tin rằng đây là clip dàn dựng với mục đích câu like, câu view bởi nhiều người cho biết tủ lạnh nhà họ mấy chục năm nay chưa gặp bất cứ vấn đề gì cả. Vậy thực tế thì tủ lạnh có thể bị cháy hay không?

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 1.

Để trả lời câu hỏi này một cách khoa học, đáng tin cậy thì chúng ta không thể chỉ nói suông được mà phải dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh.

Cấu tạo cơ bản của một chiếc tủ lạnh gồm 4 thiết bị chính là:

1. Dàn ngưng;

2. Máy nén (block);

3. Chất làm lạnh (khí gas);

4. Dàn bay hơi.

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 2.

Ảnh: Suadieuhoa.edu.vn

Trong đó:

- Dàn ngưng: là một thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ (gas lạnh) với môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Dàn ngưng thực hiện nhiệm vụ chính là thải nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng thường được làm bằng sắt, đồng và có cánh tản nhiệt.

- Máy nén (Block):

Với vai trò tương tự như quả tim con người, máy nén (block) sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi;

- duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp;

- nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.

- Chất làm lạnh (Gas):

Như chúng ta đã biết ở vật lý cấp II: Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm. Do vậy, người ta dùng những chất lỏng dễ bay hơi (ví dụ: amoniac tinh khiết) "cho vào" trong tủ lạnh để tạo ra nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ bay hơi của các chất làm lạnh ở mức khoảng âm vài chục độ C.

- Dàn bay hơi:

Đây là nơi xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Dàn bay hơi làm nhiệm vụ thu nhiệt môi trường lạnh nhờ gas lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo ra và duy trì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh. Thiết bị này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 4.

Ở đây chúng ta sẽ không đi tìm hiểu sâu mà chỉ cần nắm được 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Máy nén nén khí gas (môi chất lạnh):

Máy nén (số 4) sẽ nén môi chất làm lạnh đến áp suất cao và nhiệt độ cao. Lúc này môi chất ở thể khí.

Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng (1):

Máy nén đẩy môi chất tới dàn nóng (số 1). Tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp. Đây cũng là nơi xảy ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, vì thế khi chúng ta sờ tay vào bên hông tủ nơi đặt dàn ngưng tụ thì sẽ cảm thấy nóng.

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 5.

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh

Bước 3: Giãn nở (2):

Tiếp theo, môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị giãn nở hay còn gọi là van tiết lưu (số 3). Dưới tác dụng của van tiết lưu, môi chất từ áp suất cao và nhiệt độ thấp sẽ trở thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh (3):

Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng (từ không khí bên trong tủ lạnh) để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh cho môi trường trong tủ lạnh.

Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu trình mới.

Vậy vì đâu tủ lạnh có thể cháy nổ?

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 6.

Đầu tiên phải khẳng định, vì có sử dụng điện nên tủ lạnh cũng có khả năng bị chập cháy giống như bao thiết bị điện khác – dù các nghiên cứu và thống kê ở Mỹ cho thấy xác suất không cao (khoảng 7% số vụ hỏa hoạn).

Từ cấu tạo và nguyên lý hoạt động mà chúng ta vừa tìm hiểu phía trên thì có thể liệt kê một số nguyên nhân khiến cho tủ lạnh bị cháy nổ:

Tủ lạnh phát nổ bên trong nhà của một gia đình ở West Palm Beach

Rò rỉ khí gas, hở điện

Bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép rất chắc chắn nên khó xảy ra tự cháy nổ trừ trường hợp bình gas bị rò rỉ do rỉ sét lâu ngày khiến cho hở mối hàn, xì ống dẫn… và đồng thời tiếp xúc với tia lửa điện do đường dây điện bị chập.

Vụ nổ tủ lạnh khiến khách hàng hú vía tại quán cà phê Internet C China

Không ít gia đình khi xây dựng và lắp đặt các thiết bị nhà bếp lại không để ý hoặc không tính toán đến công suất tiêu thụ của đồ gia dụng (máy giặt, máy rửa bát, lò vi sóng, điều hòa...) khi sử dụng cùng lúc. Nếu đường dây điện không đáp ứng được nhu cầu dùng sẽ bị quá tải và có thể dẫn đến việc bị chập điện.

Mỗi ngày mở tủ lạnh cả chục lần nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng tủ lạnh có thể bị cháy nổ không? - Ảnh 9.

Tủ lạnh đặt quá gần các nguồn nhiệt

Một trong những nguyên nhân khiến tủ lạnh phát nổ là do đặt chúng quá gần với các thiết bị sinh ra nhiệt khác như bếp gas, lò vi sóng, lò nướng… Nếu nhiệt quá nóng hoặc các thiết bị này bị chập cháy sẽ khiến tủ lạnh cũng bị "vạ lây".

Ngoài ra, đường dây dẫn điện vào tủ lạnh nếu đặt quá gần rèm cửa, chăn, đệm sẽ làm tăng độ nguy hiểm. Khi đường dây điện bị chập cháy rất dễ lan ra, bén vào các vật liệu này và kéo theo cả chiếc tủ lạnh.

Tủ lạnh quá cũ, không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên

Những tủ lạnh quá cũ, đã được sửa chữa, hàn xì, thay gas nhiều lần sẽ tiềm ẩn nguy cơ để lọt bụi bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng tới dàn bay hơi, từ đó khiến cho áp suất quá cao, giảm khả năng làm mát của tủ lạnh. Ngoài ra, những chiếc tủ lạnh quá cũ cũng có nguy cơ bị hỏng các linh kiện như rơ le, hỏng lốc, dẫn đến nguy cơ gây cháy nổ...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại