Mỗi ngày có 1 "khung giờ vàng" để tập thể dục, bảo vệ mạch máu
Theo bác sĩ Nhật Bản Toshiro Iketani (Bệnh viện Iketani), ai cũng nghĩ tập thể dục mang lại cảm giác sảng khoái nhưng thực tế lại không tốt cho mạch máu của bạn chút nào. Buổi sáng, nếu dây thần kinh tự chủ mất cân bằng sẽ dễ gây ra các vấn đề về mạch máu như đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Theo thống kê lâm sàng, các bệnh về mạch máu có xu hướng xảy ra vào buổi sáng và khoảng một giờ sau khi thức dậy. Do đó, bất kể người trẻ khỏe, người cao huyết áp hay người già đều không nên tập thể dục vào lúc mới ngủ dậy.
Bác sĩ nói: Thời gian tốt nhất để tập thể dục là sau bữa tối 30 phút. Trong ba bữa ăn, bữa tối thường là bữa ăn phong phú nhất và tiêu thụ nhiều đường nhất. 30 phút sau bữa tối là thời điểm lượng đường trong máu có nhiều khả năng tăng cao nhất, do đó, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng. Mặt khác, lúc này cơ thể con người cũng sẽ tiết ra nhiều protein BMAL1 tạo điều kiện cho việc tích tụ mỡ.
Lựa chọn tập thể dục vào thời điểm này là phù hợp để ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề về béo phì và hội chứng chuyển hóa. Khi cơ thể được thư giãn, bạn có thể có một giấc ngủ ngon đến sáng. Mỗi ngày chỉ cần tập 15 phút vào buổi tối, sẽ rất nhiều lợi ích tìm đến với bạn.
Bác sĩ Nhật chia sẻ bài tập đơn giản nhất thế giới, không hề tốn kém
Theo bác sĩ, đi bộ là bài tập đơn giản nhất thế giới vì bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, không cần tập luyện, không yêu cầu quá nhiều về sức khỏe. Đi bộ không chỉ giúp con người kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa bệnh tật mà còn có thể tăng cường năng lượng và tâm trạng.
Chưa hết, thói quen đi bộ sau bữa ăn tối còn giúp tiêu thụ lượng calo dư thừa, giúp cải thiện phản ứng cơ thể với insulin, giảm mỡ bụng. Trong đó, thói quen đi bộ nhanh, kết hợp với việc xoay cánh tay có thể giúp tăng tốc, lại góp phần đốt cháy thêm calo.
Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên đi bộ sau 21 giờ bởi đây là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Khi đi, bạn phải nâng cao đầu và ngực, bụng để thúc đẩy 13 nhóm cơ lớn của cơ thể cùng vận động. Trước khi đi bộ cần chú ý khởi động để tránh bị chấn thương. Đồng thời, hãy lựa chọn giày nhẹ, êm cùng với đế mềm và bề mặt phẳng để bảo vệ đôi chân. Sau khi đi bộ, không được lập tức ngồi xuống ngay kẻo làm ảnh hưởng đến nhịp tim và gây ngất xỉu, cách tốt nhất bạn nên làm là đi bộ chậm lại, nghỉ ngơi trước khi ngồi hoặc nằm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng:
- Nếu chỉ đi bộ bình thường cũng thấy tức ngực, tim đập nhanh, khó thở... dù nghỉ ngơi nhưng triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm thì bạn cần phải cẩn trọng mình đã mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
- Nếu bạn bị khó chịu, đau đớn khớp mỗi khi đi thì không nên cố gắng vì đó có thể là triệu chứng của thoái hóa khớp, loãng xương...
- Nếu bạn có dáng đi bất thường, loạng choạng, dáng đi cũng dễ bị đổ, xiêu vẹo, không vững vàng... thì nên cảnh giác với bệnh Parkinson.
- Nếu đi bộ cảm thấy chóng mặt, dáng đi không vững, trường hợp nặng có thể bị ngã... thì cảnh giác bị cao huyết áp, hoặc là dấu hiệu của đột quỵ.