'Mỏ vàng' đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đua nhau chốt đơn, nước ta sở hữu công nghệ đẳng cấp nhất thế giới

Như Quỳnh |

Riêng trong tháng 8, mặt hàng này đã bỏ túi hơn 400 triệu USD.

'Mỏ vàng' đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đua nhau chốt đơn, nước ta sở hữu công nghệ đẳng cấp nhất thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của nước ta trong tháng 8 đã thu về hơn 404 triệu USD, tăng 20% so với tháng 8/2023, đồng thời là tháng có giá trị cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Lũy kế 8 tháng đầu năm tôm Việt Nam đã thu về 2,4 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, Mỹ tiếp tục giữ vị trí người mua lớn nhất của Việt Nam với hơn 482 triệu USD. Trung Quốc & Hong Kong đứng thứ 2 với 477 triệu USD. Đứng thứ 3 là Nhật Bản với 323 triệu USD.

'Mỏ vàng' đưa Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đua nhau chốt đơn, nước ta sở hữu công nghệ đẳng cấp nhất thế giới- Ảnh 3.

Đối với thị trường chủ đạo là Mỹ, mặc dù phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên thị trường Mỹ, tuy nhiên so với một số nguồn cung nêu trên thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là khi quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.

Hiện, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Trước đó trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch. Riêng mặt hàng tôm đã thu về 3,45 tỷ USD. Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng GTGT.

Cụ thể, theo đánh giá từ Cục Thủy sản, trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt thuộc cấp độ cao nhất trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh lớn.

Tôm Việt Nam đã vươn lên, chiếm lĩnh các thị trường, thị phần tôm cao cấp, nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Australia... Trình độ chế biến tôm của nước ta cũng đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.

Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh…

Nhờ trình độ chế biến cao nên tôm Việt Nam đang có thị phần lớn nhất tại những thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Anh. Đồng thời, các sản phẩm giá trị gia tăng cũng giúp tôm Việt Nam duy trì được thị phần tại Mỹ trước sức ép cạnh tranh rất gay gắt của tôm Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Theo VASEP, trong bối cảnh còn phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành tôm Việt Nam nên đẩy mạnh sản xuất hàng GTGT, tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi để tăng năng suất, giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.

Nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển. Theo Bộ NN&PTNT, kế hoạch năm 2024 diện tích nuôi tôm tương đương năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đặt mục tiêu đạt mức 4 - 4,3 tỷ USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại