Chân dung Hoắc Nguyên Giáp. (Ảnh: Sohu)
Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh, tình hình rối ren, thế lực bên ngoài lăm le xâm lược, quan liêu tham nhũng, chính quyền không hành động khiến nhân dân vô cùng khốn khổ.
Để chống lại những rắc rối bên trong và bên ngoài. Một số lượng lớn các võ sĩ đã sử dụng Kungfu Trung Quốc để quảng bá sức mạnh với mong muốn phục hưng đất nước và Hoắc Nguyên Giáp là một trong số họ.
Chân dung Hoắc Nguyên Giáp. (Ảnh: Sohu)
Ông được mệnh danh là danh gia võ thuật Trung Quốc, người sáng lập ra Tinh Võ Thể dục Hội, để phổ biến rộng rãi võ thuật truyền thống Trung Quốc.
Tưởng chừng một cao thủ võ thuật lẽ ra phải sống trường thọ, nhưng thực tế cái chết của ông quá sớm và đột ngột. Vô số tin đồn xung quanh cái chết Hoắc Nguyên Giáp liên tục được đặt ra, một trong những tin đồn đó có liên quan đến người Nhật.
Những người thuộc Câu lạc bộ Judo Nhật Bản bất ngờ chứng kiến nhiều võ sĩ trên khắp thế giới thất bại trước võ công cao cường của Hoắc Nguyên Giáp và nhất quyết không tin vào sức mạnh này. Nhật Bản quyết định cử một đoàn võ thuật đến thách đấu với Hoắc Nguyên Giáp và nhận lấy kết quả thất bại.
Thời điểm này, Hoắc Nguyên Giáp cũng đang gặp rắc rối vì bệnh phổi của mình. Khi nhận được lời đề nghị chữa trị từ phía Nhật Bản, ông đã sẵn sàng đồng ý và sang Nhật. Tuy nhiên sau một thời gian điều trị tại Nhật Bản, tình trạng của Hoắc Nguyên Giáp liên tục xấu đi và cuối cùng Hoắc Nguyên Giáp qua đời năm 1910 tại Hiệp hội thể thao Tinh Võ Thượng Hải ở tuổi 42.
Nguyên nhân cái chết của ông được xác định do người Nhật hạ độc vẫn chỉ là sự phỏng đoán, chưa có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào.
Trải qua 79 năm, ngôi mộ của Hoắc Nguyên Giáp bắt đầu được khai quật, các bác sĩ pháp y thực hiện khám nghiệm hài cốt. Họ bất ngời phát hiện một số phần trên xương của Hoắc Nguyên có màu đen do nhiễm độc thạch tín. Sự kiện này đã một phần khẳng định lời đồn Hoắc Nguyên Giáp chết do hạ độc là có căn cứ.
Tuy nhiên, phát hiện này vẫn không đủ thuyết phục khi nói rằng cái chết của ông là do bị ám sát bằng cách hạ độc. Bởi vì chất thạch tín được xem như một thành phần trong các bài thuốc Trung y cổ truyền mà rất có thể Hoắc Nguyên Giáp đã sử dụng trong thời gian rất dài để điều trị các chứng bệnh của mình.
Tham khảo: Sohu