1. Thế nào là Nghiệp ?
Nghiệp là một yếu tố tinh thần toàn hiện mà nghĩa gốc theo Phật giáo của nó có thể hiểu là "ý định" hoặc "sự thôi thúc".
Yếu tố tinh thần "toàn hiện", nghĩa là nó luôn luôn là một phần hoạt động tinh thần của bạn. Tức là bất cứ điều gì bạn làm, bạn đều tạo nghiệp.
Vậy thì trải nghiệm của chúng ta như đau khổ, thất tình, mất việc, bị phản bội cũng là Nghiệp ?
Không, đó là kết quả của Nghiệp. Khi bạn tạo nghiệp (theo Phật giáo), bạn thiết lập các chuỗi sự kiện.
Kết quả cuối cùng của chuỗi sự kiện là thứ có thể trải nghiệm trong kiếp này, kiếp sau, hoặc sau đó nữa - theo khái niệm các kiếp sống trong Phật giáo.
Nghiệp được lưu giữ trong tâm trí bạn, và khi có đủ điều kiện thích hợp, nó chín muồi và tạo ra một kết quả mà bạn sẽ trải nghiệm.
Nó bắt đầu bằng một cảm giác mà bạn muốn nắm bắt và phản ứng. Rồi sự phản ứng lại tạo ra nghiệp. Và cứ thế, bạn tiếp tục tạo ra quy trình "nghiệp và quả" liên tục và liên tục.
2. Nghiệp vận hành như thế nào ?
Kết quả của Nghiệp cũng chính là một nguyên nhân. Vì vậy, nếu nguyên nhân là một sự đức hạnh, kết quả sẽ là điều tốt lành.
Nếu nguyên nhân là vô đạo đức thì kết quả sẽ là khổ. Bạn có thể cho rằng điều này có vẻ không hợp lý và thuyết phục lắm so với sự quan sát của bạn.
Ví dụ, nếu một tên trộm ăn cắp một số tiền lớn và rửa tay gác kiểm ở một hòn đảo sang trọng. Hoặc những quan chức tham ô nhưng lại có cuộc sống sung túc.
Nhiều người nghe như vậy thì oán thán cuộc đời và kêu ca về sự bất công. Lúc này, nghiệp có tồn tại hay không?
Theo cách hiểu về Phật giáo, mặc dù các sự kiện có thể là tuần tự, nhưng cái này không nhất thiết phải là nguyên nhân cho cái kia. Một cuộc sống giàu sang không nhất định là kết quả của những hành động đạo đức thích đáng.
Nghiệp tăng trưởng theo cấp số nhân. Nếu các điều kiện không đủ để tạo ra trải nghiệm, nghiệp lực vẫn được lưu lại trong tâm trí và tăng trưởng theo cấp số nhân.
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể trải nghiệm kết quả của nghiệp trong cuộc sống này hoặc trong bất kỳ cuộc sống tương lai nào khác.
Vì thế, miễn là nghiệp còn tồn tại trong bạn, nó sẽ tiếp tục phát triển.
Ví dụ, nghiệp của việc ăn cắp một quả táo hôm nay sẽ tương đương với ăn cắp hai quả táo ngày mai và bốn quả táo vào hôm sau nữa. Nghiệp giống như một khoản tiền gửi tích lũy chờ ngày bạn phải trả nợ dù sớm hay muộn.
Nghiệp không bao giờ mất đi. Bạn phải trải nghiệm nó hoặc thanh lọc nó. Có nhiều phương pháp thanh lọc nghiệp nhưng bốn năng lực thanh tịnh là phổ biến nhất.
3. Nghiệp hoạt động thế nào?
Đức Phật dạy về hai loại nghiệp là thiện và ác.
Nghiệp ác là những nghiệp sẽ dẫn đến đau khổ trong dài hạn, bất kể chúng có hấp dẫn thế nào trong ngắn hạn.
Có 10 nghiệp ác chính thường được nhắc đến. Chúng có thể phân hóa ra thành nhiều nghiệp ác khác nữa theo sự thay đổi của xã hội, nhưng cơ bản có thể phân loại như sau:
Thân xác: Giết chóc, trộm cắp, hành vi tình dục sai trái.
Nói năng: Nói lời khắc nghiệt, dối trá, nói lời gây chia rẽ, đồn thất thiệt.
Tâm trí: Ham muốn, ý nghĩ xấu, quan điểm sai lạc.
Các thiện nghiệp đơn giản là tránh những điều trên.
Nghiệp xảy ra thế nào, tác động đến bạn ra sao? Điều này thì bạn phải thực sự quyết định.
Đó là một trong những điều không thể chứng minh hoặc bác bỏ.
Bạn chỉ có thể dùng nó như một khuôn khổ hữu ích cho cuộc sống của bạn hoặc dùng hạn chế của nó để bác bỏ rồi sống theo cách của riêng mình mà chẳng quan tâm đến nghiệp hay không!