Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32

AB |

Việt Nam đang có nền bóng đá thấp hơn tiềm năng vốn có nếu tính theo GDP, dân số, tình yêu bóng đá… Điều này đồng nghĩa với việc thành tích bóng đá Việt Nam đang nằm dưới tiềm năng thực tế.

Vào mỗi chiều thứ 7, rất nhiều trẻ em tại Uruguay tham gia những trận đấu nhỏ giữa các đội bóng thiếu nhi với sự cổ vũ của gia đình và bạn bè. Thậm chí chính phủ nước này còn tổ chức vòng loại để thành lập nên Baby Football, một đội tuyển thiếu nhi cho trẻ em dưới 13 tuổi, qua đó tạo mầm mống cho đội tuyển bóng đã quốc gia.

Chương trình này trên thực tế đã thành công khi nó hiện đóng góp tới 2 cầu thủ nổi tiếng là Luis Suarez và Edinson Cavani cho đội tuyển mùa World Cup 2018 này.

Tại Uruguay, niềm đam mê bóng đá của người dân là vô bờ bến. Giới truyền thông vẫn luôn kỳ vọng đội tuyển bóng đá nước này sẽ đoạt chức lần thứ 3 sau các năm 1930 và 1950. Mặc dù quốc gia 3,4 triệu dân này không còn ở thời kỳ đỉnh cao trong các kỳ World Cup thời kỳ đầu nhưng họ vẫn là những đối thủ đáng gờm cũng như giữ được tình yêu bóng đá.

Đội tuyển Uruguay vẫn đạt nhiều thành tích tốt tại các đấu trường châu lục như Copa Amrica hay các giải đấu giao hữu khác. Họ đã 15 lần vô địch Copa America và từng lọt vào vòng bán kết World Cup 2010.

Nếu một quốc gia bình thường như Uruguay với 52,42 tỷ USD GDP có thể thành công với bóng đá như vậy thì tại sao Trung Quốc với 1,4 tỷ dân và 11,2 nghìn tỷ USD lại chưa thể thành công? Đây quả là một câu hỏi hóc búa cho Chủ tịch Tập Cận Bình, người mong muốn Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc bóng đá vào năm 2050. Quốc gia này đã cho xây 20.000 trung tâm đào tạo mới cùng với học viện bóng đá lớn nhất thế giới tại Quảng Châu với tổng trị giá 185 triệu USD.

Tương tự, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Qatar với sự giàu có của mình cũng đã chi hàng tỷ USD để mua các đội bóng hàng đầu Châu Âu nhằm học hỏi từ họ. Ả Rập Xê Út đã trả tiền để gửi 9 cầu thủ của họ đến tham dự giải đấu Tây Ban Nha. Hiện đương kim Thủ tướng Hungary và cũng là một cựu cầu thủ, ông Viktor Orban đã cho xây nhiều sân vận động bóng đá mà hiếm khi chúng được lấp đầy khán giả.

Bất chấp những sự đầu tư đó, thành tích của các đội bóng trên khá nghèo nàn. Thậm chí Trung Quốc không thể lọt được vào vòng 32 đội World Cup năm nay và để thất thủ 0-1 trước Syria, quốc gia đang có nội chiến và điều này đã tạo nên các cuộc biểu tình của người hâm mộ.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến một số quốc gia giỏi về bóng đá như vậy?

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 1.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 2.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 3.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 4.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 5.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 6.
Mô hình Economist

Trong bài viết này, chúng ta chỉ xem xét mối tương quan giữa bóng đá với nền kinh tế chứ không tính toán quá nhiều liệu đội nào sẽ vô địch World Cup năm nay. Những thông số như kết quả các trận giao hữu gần đây hay tình hình cầu thủ sẽ không được đề cập.

Chuyên gia kinh tế Stefan Szymanski của trường đại học Michigan, Mỹ đã dựng một mô hình cho thấy các nước giàu có thường có ưu thế hơn về thể thao. Mặc dù bóng đá có rất nhiều ngôi sao vươn lên từ nghèo khổ nhưng những quốc gia nghèo thường khó cung cấp điều kiện tốt nhất cho các cầu thủ.

Đây là điều hiển nhiên khi những huấn luyện viên ở các nước như Senegal phải lo vệ sinh cầu thủ và cho họ ăn trước khi huấn luyện. Một quan chức của Senegal thậm chí tuyên bố quốc gia này chỉ có 3 nơi là có sân cỏ cho bóng đá. Bởi vậy, GDP bình quân đầu người chiếm một phần khá quan trọng trong phát triển bóng đá của một quốc gia.

Tờ Economist cũng đã xây dựng một mô hình về phát triển bóng đá tại các quốc gia, bao gồm số liệu từ FIFA, dân số, tỷ lệ tìm kiếm về bóng đá trên Google cũng như độ nổi tiếng của bóng đá so với các môn thể thao khác.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 7.

Dù là môn thể thao vua nhưng không phải khu vực nào cũng yêu thích bóng đá. Khoảng 90% dân số Châu Phi mê bóng đá trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 20% ở Châu Mỹ và 10% ở Nam Á (Ấn Độ với dân số lớn thứ 2 thế giới thích bóng gậy hơn).

Ngoài ra Economist cũng thêm số huy chương Olympic vào để đo lường mức độ yêu thích các môn thể thao khác so với bóng đá. Thêm nữa, chỉ có 126 đội tuyển quốc gia chơi ít nhất 150 trận đấu từ năm 1990 đến nay là được tính nhằm loại bỏ những nước quá bé.

Sơ đồ này cho thấy những nước có nền bóng đá phát triển cao hơn hoặc thấp hơn tiềm năng vốn có của nó, dù chỉ mang tính ước lượng. Theo đó Việt Nam đang có nền bóng đá thấp hơn tiềm năng vốn có nếu tính theo GDP, dân số, tình yêu bóng đá… Điều này đồng nghĩa với việc thành tích bóng đá Việt Nam đang nằm dưới tiềm năng thực tế.

Những nước như Uruguay, Brazil, Argentina, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước có nền bóng đá phát triển vượt tiềm năng của mình. Điều trớ trêu là Trung Quốc và Trung Đông dù có thành tích không cao nhưng cũng đã phát triển quá tầm của họ. Nói đơn giản những nước này sẽ chẳng thể có thành tích tốt hơn nếu không có sự thay đổi cốt lõi mà chỉ chăm chăm đổ thêm tiền.

Tại Trung Đông, môn bóng gậy (cricket) chiếm chủ đạo trong số các bộ môn thể thao tìm kiếm trên Google. Trong khi đó chỉ khoảng 2% dân số Trung Quôc chơi bóng đá theo khảo sát năm 2006 của FIFA, thấp hơn rất nhiều mức 7% của Châu Âu và Nam Mỹ. Đội tuyển Trung Quốc và các nước Trung Đông đã từng lọt vào vòng 32 World Cup nhưng chưa thắng một trận nào trong giải đấu này kể từ năm 1998.

Mô hình của Economist cho thấy việc thúc đẩy nền bóng đá nước nhà dường như quá khó với nhiều nước. Châu Phi chẳng thế khiến quốc gia mình giàu lên dễ dàng còn Châu Á cũng chẳng thế bắt người dân yêu bóng đá nhiều hơn. Tỷ lệ tìm kiếm bóng đá trên mạng của Trung Quốc đã tăng nhẹ nhưng chúng lại giảm ở Trung Đông.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 8.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 9.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 10.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 11.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 12.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 13.

Bóng đá đường phố, cái nôi của nhiều tài năng thế giới

Lời khuyên của Economist là chính phủ các nước cần khuyến khích tinh thần bóng đá ở trẻ em ngày nay, tạo điều kiện để các tài năng thanh thiếu niên có thể chơi bóng, mở rộng mạng lưới hợp tác với những nền bóng đá phát triển cũng như chuẩn bị các giải đấu bóng đá một cách tử tế.

Uruguay đã thành công khi khuyến khích trẻ em chơi bóng, qua đó nâng cao kỹ thuật và cảm giác bóng từ khi còn nhỏ. Hiểu được tầm quan trọng này, chính Chủ tịch Tập Cận Bình cũng yêu cầu 50.000 trường học Trung Quốc dạy đá bóng cho trẻ em từ nay đến năm 2025.

Trung Quốc đã từng thành công với việc đào tạo hàng loạt trẻ em cho thế vận hội 2008, nhưng theo biên tập viên Jonathan Wilson của tạp chí Blizzard, phương thức này có thể không phù hợp với bóng đá. Đội tuyển Đông Đức luyện tập bóng đá khắc khổ hơn nhiều đội tuyển Tây Dức nhưng họ chỉ đủ tiêu chuẩn tham giá vòng 32 World Cup có đúng 1 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là bóng đá không chỉ cần sự khắc khổ mà còn cần tài năng và sự sáng tạo. Tại các nền bóng đá phát triển, trẻ em không chỉ có luyện tập mà còn được khuyến khích sáng tạo, qua đó tự phát triển tài năng của bản thân. Rất nhiều tài năng nổi tiếng trên thế giới được mài giũa nhờ tinh thần yêu bóng đá từ khi còn bé chứ không phải qua các trung tâm đào tạo khắc khổ kiểu ép buộc.

Tổng thống Liberia và cũng là cựu cầu thủ nổi tiếng George Weah đã từng luyện tập những cú sút bóng của mình bằng quả bóng rách tại các khu ổ chuột. Những ngôi sao nổi tiếng như Pele, Diego Maradona, Zinedine Zidane, Cristiano Ronaldo, Lionel Messi, Neymar, Andres Iniesta đều đã phát triển tài năng của mình qua bóng đá đường phố, nhất là những trận futsal (bóng đá 5 người).

Một cuộc nghiên cứu cho thấy những người phán đoán bóng tốt khi xem clip các trận đấu thường có tuổi thơ chơi bóng nhiều. Trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy nhiều học viện bóng đá hiện nay thực hiện quá nhiều bài học trên giấy thay vì cho các em chơi bóng thường xuyên hơn.

Tại các nền kinh tế phát triển, cha mẹ đang ngày càng hạn chế trẻ em ra ngoài chơi bóng đá tự do. Chủ tịch Matt Crocket của Hiệp hội bóng đá Anh (FA) cho biết có nhiều khu nhà ở hiện nay thậm chí cấm đá bóng trong sân. Ngay cả huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng Guus Hiddink, từng dẫn dắt Hàn Quốc vào tứ kết, cũng phải thừa nhận khó khăn của bóng đá hiện nay là phát triển bóng đá đường phố cho trẻ em.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 14.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 15.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 16.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 17.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 18.

Có rất nhiều tài năng bóng đá hiện nay đi lên từ bóng đá đường phố


Bài học từ Đức

Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) nhận ra rằng đội tuyển của họ chỉ thi đấu hiệu quả bằng 1/3 so với số đầu tư mà họ bỏ ra trong khoảng 1990 - 2005. Ngay lập tức họ điều chỉnh chiến lược, đầu tư tới 1 tỷ Euro (1,2 tỷ USD) nhằm phát triển các học viện bóng đá. Tuy vậy, những học viện này chú trọng vào phát triển tài năng, sự sáng tạo hơn là gò ép các em nhỏ theo cách dạy truyền thống.

Dù những học viên dưới 18 tuổi tại đây luyện tập nhiều gấp đôi các tuyển thủ trưởng thành nhưng chúng thường là những bài tập mang tính sáng tạo, giải trí, phát triển các kỹ năng của trẻ nhỏ thay vì theo một giáo án bắt buộc nào đó. Cầu thủ Raphael Honigstein, người tham gia đội tuyển giành World Cup 2014, đã từng hồi tưởng thời kỳ luyện tập ở các học viện là đầy "bản năng và trí tưởng tượng".

Ngay lập tức đội tuyển Anh cũng học tập và phát triển kiểu học viện như vậy từ năm 2012. Tây Ban Nha ban đầu cũng chống đối hình thức đào tạo quá tự do này nhưng khi đội U17 của họ thảm bại 2-5 trước Anh vào năm 2017, tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Khi huấn luyện viên Hiddink dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc vào năm 2001, tỷ lệ chơi bóng ở đây tại trẻ em chỉ vào khoảng 2%. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với những cầu thủ nước này là họ sợ mạo hiểm, qua đó khó phát huy sự sáng tạo cần thiết trong bóng đá.

Một yếu tố nữa khiến bóng đá Đức rực sáng thời gian gần đây là họ không bỏ lỡ các tài năng thanh thiếu niên. DFB nhận ra có quá nhiều tài năng trẻ bị bỏ lỡ bởi các câu lạc bộ và họ đã thành lập thêm 360 trung tâm tìm kiếm tài năng trẻ để tận dụng nguồn lực cho bóng đá. Một trong những tài năng đó là Andre Schurrle, người kiến tạo đường truyền bóng dẫn đến chức vô địch World Cup 2014 của đội tuyển.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 19.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 20.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 21.
Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 22.

Tại Hàn Quốc, huấn luyện viên Hiddink cũng nhận ra rất nhiều tài năng trẻ của nước này bị mai một trong các trường đại học hay trong quân đội, nơi họ bị đội ngũ tìm kiếm tài năng của các câu lạc bộ lãng quên.

Ông Hiddink đã từng khuyến nghị Nga đầu tư thêm cho các cầu thủ trẻ từ năm 2010 nhưng bị từ chối. Hậu quả là họ thất bại trong giải bóng đá vô địch Châu Âu năm 2016. Sang năm nay, Nga là một trong những đội tuyển già nhất của World Cup 2018.

Bên cạnh đó, việc đầu tư dàn trải không tập trung cho kết quả thi đấu của đội tuyển quốc gia cũng là nguyên nhân khiến nhiều nước giàu kém thành tích. Lấy ví dụ Uruguay, tất cả trẻ em tham gia đội tuyển trẻ đều mong muốn thi đấu giành chức vô địch cho quốc gia chứ không phải tham gia một câu lạc bộ nào đó chỉ để kiếm tiền.

Icaeland, dù chỉ có 300.000 dân và 100 chuyên gia bóng đá vẫn lọt vào vòng 32 World Cup bởi họ đã đào tạo được hơn 600 huấn luyện viên làm việc nghiêm túc với các câu lạc bộ trẻ. Kể từ năm 2000, nước này đã xây 154 đường pitches để tất cả trẻ em trong nước có cơ hội chơi bóng dưới sự theo dõi của các chuyên gia cùng huấn luyện viên.

Tại Châu Phi, tiềm lực bóng đá của lục địa này vô cùng lớn nhưng tiền đầu tư được dùng cho thứ khác hơn là thể thao. Mùa World Cup năm nay, Senegal tốn đống tiền gửi 300 quan chức sang Nga tham dự mùa lễ hội trong khi họ có thể dùng nguồn lực này để đào tạo thêm cho các cầu thủ.

Liên kết với các nền bóng đá phát triển

Tây Phi là một trong những khu vực áp dụng khá thành công mô hình liên kết với các câu lạc bộ nước ngoài. Họ gửi các cầu thủ của mình sang Tây Âu, nơi có nền bóng đá phát triển. Khi Senegal đánh bại Pháp vào năm 2002, ngoại trừ 2 cầu thủ, còn lại tất cả đội tuyển Senegal đều đang chơi cho một câu lạc bộ của Pháp.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 23.

Số liệu của hãng tư vấn 21st Club cho thấy vùng Balkans xuất khẩu nhiều cầu thủ nhất chi những giải đấu câu lạc bộ lớn tại Châu Âu. Ví dụ như Croatia giành độc lập từ năm 1991 và không một đội bóng nào ở đây có thể so sánh được với các ông lớn tại Châu Âu nhưng quốc gia này lại xuất khẩu hàng loạt tài năng trẻ cho Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich hay Milan. Như một kết quả tất yếu, đội bóng này lọt vào vòng bán kết World Cup năm 1998.

Đây có thể trở thành một vòng tuần hoàn hiệu quả khi đội tuyển quốc gia thi đấu tốt, các câu lạc bộ nước ngoài muốn thuê họ và cung cấp trở lại nguồn cầu thủ chất lượng cho đội tuyển.

Tất nhiên cũng có những ngoại lệ, Mexico trả đủ tiền để các tài năng của họ ở lại thi đấu cho câu lạc bộ trong nước thay vì phải chạy ra nước ngoài. Hệ quả là trong 15 năm qua, đội tuyển U17 của nước này đánh bại Brazil, Argentina, Uruguay.

Theo chuyên gia Szymanski, nhiều nước đang phát triển hiện nay đang lâm vào cái bẫy bắt chiếc những cường quốc bóng đá khi bỏ nhiều tiền làm theo đúng những gì các nước khác đã đi nhưng không thành công. Mỗi quốc gia có văn hóa, đặc điểm khác nhau, cũng như Tây Phi với Mexico và việc đào tạo tài năng trẻ phải linh động.

Trung Quốc đã từng tuyên bố trả lương 28 triệu USD/năm cho huấn luyện viên Marcello Lippi, người dẫn dắt Italy giành chức vô địch năm 2006. Tuy vậy trừ khi vị huấn luyện viên này thay đổi được cả nền văn hóa đá bóng Trung Quốc, bằng không số tiền này cũng chỉ phí phạm.

Một yếu tố nữa mà mô hình Economist khuyên các quốc gia nên chú trọng là hãy tổ chức các giải đấu một cách tử tế. Năm 2014 Ghân đã phải thanh toán khẩn cấp 3 triệu USD tiền thưởng để dập tắt cuộc biểu tình của các cầu thủ. Trong khi đó các cầu thủ Nigeria từ chối luyện tập để phản đối chính sách lương. Cựu huấn luyện viên Fabio Capello của đội tuyển Nga đã từng ra đi khi bị nợ tới 11 triệu USD tiền lương nhiều tháng.

Ngoài ra, việc kiểm soát phòng thay đồ của các cầu thủ cũng là một yếu tố quan trọng. Nói chính xác hơn là yếu tố bè phái, bệnh ngôi sao và quan hệ giữa các cầu thủ. Theo Economist, một đội bóng mạnh là một tập thể hướng tới chiến thắng chung của toàn đội và bất kỳ ngôi sao nào cũng có thể ra đi nếu không phù hợp với mục đích chung đó.

Mô hình kinh tế lý giải vì sao một quốc gia bình thường như Uruguay có thể 2 lần vô địch World Cup còn Trung Quốc thậm chí chưa thể lọt vào vòng 32  - Ảnh 24.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại