Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Antiquity của nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Washington, người phụ nữ được biết đến là Cui Shi.
Các nhà khoa học tin rằng những con lừa được tuần táng với niềm tin chúng có thể giúp Cui chơi Lvju ở thế giới bên kia. Lvju là một dạng biến thể của trò polo. Các tài liệu được lưu giữ từ thời Đường của Trung Quốc (618-907) cho biết các nữ quý tộc thích cưỡi lừa khi chơi Lvju.
Fiona Marshall, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Đại học Washington thông tin, các khám phá mới đây trong ngôi mộ cổ là bằng chứng khảo cổ đầu tiên chứng minh ghi chép này. Nó cũng nêu bật ý nghĩa của lừa đối với giới quý tộc Trung Quốc cổ đại.
"Lừa là động vật thồ hàng đầu tiên ở châu Phi và Tây Âu. Nhưng chúng ta lại không biết gì về vai trò của chúng với người Đông Á. Những con lừa được chôn cốt trong ngôi mộ quý tộc thời Đường ở Tây An mang tới cơ hội đầu tiên và hiếm hoi để tìm hiểu về vai trò này", bà Fiona cho hay.
Theo bà này, polo là trò chơi truyền thống chơi trên lưng ngựa. Nó có nguồn gốc từ Iran cổ đại, sau đó lan rộng khắp các lãnh thổ của Đế quốc Parthia (năm 247 trước CN - 224 sau CN).
Tới thế kỷ thứ 7 sau CN, trò chơi này xuất hiện ở Cao nguyên Tây Tạng và miền trung Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, nó được coi là một trò chơi "cao quý" vì người tham gia thường là tướng lĩnh trong quân đội hoặc giới quý tộc thời Đường. Địa điểm để cưỡi ngựa chơi polo tập trung ở Tây An, điểm bắt đầu của Con đường tơ lụa.
Thậm chí Vua Hy Tông thời Đường còn tổ chức các cuộc thi polo để chọn các tướng quân đội. Một trong những người chiến thắng cuộc thi này là chồng của Cui Shi.
Tuy nhiên, do môn thể thao này rất nguy hiểm vì chơi trên ngựa di chuyển với tốc độ nhanh nên với những phụ nữ muốn chơi nó, họ cải biến chúng thành “Lvju” và chơi trên lưng lừa. Tuy nhiên, Lvju chỉ được đề cập trong các tài liệu lịch sử và xuất hiện qua các tác phẩm nghệ thuật.
Sau khi phân tích phần xương lừa được tìm thấy trong mộ của Cui Shi, các nhà nghiên cứu xác nhận những con lừa bị tuẫn tàng được sử dụng cho các mục đích khác ngoài thồ hàng. Chúng thường xuyên phải di chuyển cũng như đổi hướng.