Mổ cá đón Tết, mất cả bàn tay
Anh Chu Tuấn Kiệt, 55 tuổi, ở Trung Quốc là một lái xe vừa mới nghỉ hưu non. Tưởng rằng sẽ rảnh rỗi để chuẩn bị một cái Tết thật chu đáo, nhưng mùa xuân này có lẽ không còn rộn ràng khi chiếc xương cá đã cướp đi bàn tay của anh.
Mấy hôm trước, chị Chu Đình Đình vợ anh đi chợ mua về mẻ cá thái dương, anh nhanh tay giúp vợ làm cá, trong lúc xát muối vào bụng cá để rửa thì vô tình bị một chiếc xương đâm vào tay. Nghĩ việc này cũng không có gì nghiêm trọng nên anh tiếp tục làm xong cá và không quan tâm gì đến vết thương nhỏ bé ấy nữa.
Thật bất ngờ, sang ngày hôm sau, anh Kiệt bị ngây ngấy sốt, bàn tay phải bị xương cá đâm đã sưng phồng lên, có dấu hiệu thâm đen ở bên trong, anh vội vàng đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông để kiểm tra.
Do thiếu kiến thức y tế, nên anh vô cùng lo lắng. Vừa ngồi vào phòng xếp hàng đợi đến lượt, anh bắt đầu cảm thấy ớn lạnh, nôn mửa, chóng mặt và rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Ngay lập tức người nhà đưa anh vào phòng cấp cứu.
Sau khi tỉnh dậy, bàn tay anh vẫn sưng và tiếp tục nổi màu đen nhiều hơn, kèm theo đau đớn. Anh thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng.
Cá thái dương
Phần thịt và gân ở tay đã hoại tử nhanh chóng
Anh Kiệt vốn là người bị bệnh gan, sau khi bác sĩ biết điều này đã nghi ngờ anh có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus đại dương – một loại vi khuẩn đã từng gây chết người.
Trong lúc chờ đợi kết quả xét nghiệm máu thì tình trạng bệnh của anh diễn biến xấu đi, tay anh tiếp tục sưng to lên, buộc các bác sĩ phải quyết định mổ tay để loại bỏ phần thịt đang bị hoại tử nhanh chóng.
Bàn tay sưng tấy của anh Kiệt
Nhưng khi đã phẫu thuật loại bỏ phần cơ thịt trên bàn tay, tình trạng bệnh vẫn không dừng lại.
Các bác sĩ tiếp tục xét nghiệm và cho biết, anh đã bị nhiễm khuẩn và buộc phải phẫu thuật cắt bỏ bàn tay ngay lập tức, chuyển anh sang phòng chăm sóc bệnh nhân đặc biệt.
Theo các bác sĩ, anh Kiệt bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus đại dương, có thể nhiễm vào máu gây nguy hiểm cho tính mạng, cắt cụt tay chỉ là biện pháp tạm thời và cần tiếp tục theo dõi đặc biệt.
Vì sao vi khuẩn Vibrio vulnificus đại dương có thể gây chết người
Theo tiến sĩ Hoàng Quỳnh, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (TQ) cho biết, vi khuẩn Vibrio vulnificus đại dương là một loại vi khuẩn sống tự do trong môi trường ven biển.
Khi cơ thể bị nhiễm Vibrio vulnificus sẽ gây bệnh ở mức nặng nhẹ khác nhau. Bệnh nhẹ thì có thể bị sưng tấy, sau đó nặng hơn thì có thể bị hoại tử vùng cơ và mô. Sau khoảng khoảng 3-4 giờ nếu không được can thiệp y tế, vết thương sẽ bị sưng lên gây suy giảm miễn dịch, gây loét và hoại tử mô.
Nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, sẽ sớm dẫn đến nhiễm trùng huyết và thậm chí dẫn đến tử vong. Tiến sĩ Quỳnh nhấn mạnh.
Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công nhanh chóng. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với cá biển ven bờ như ngư dân, người làm nghề về cá, người nội trợ cần phải đặc biệt lưu ý.
Trong lịch sử cũng đã từng có nhiều người bị tử vong vì nhiễm khuẩn này ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế đây luôn là bài học kinh nghiệm cho tất cả chúng ta. Không chỉ bị nhiễm khi mổ cá, mà ăn cá sống cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm này.
Cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng cao ở bệnh nhân có bệnh gan
Tiến sĩ Quỳnh lưu ý, những người có bệnh xơ gan và bệnh gan mãn tính khác, người suy giảm miễn dịch hoặc bệnh bụi phổi là những bệnh nhân nhạy cảm hơn với vi khuẩn Vibrio vulnificus.
Những người thuốc nhóm nguy cơ cao này nếu ăn thực phẩm sống, hải sản vỏ cứng chưa chín kỹ có thể bị nhiễm khuẩn nhanh chóng sau khi ăn khoảng 12 giờ và phát bệnh trong vòng 3 ngày.
Có khoảng 1/3 ca bệnh bị sốc nhiễm trùng buộc phải can thiệp y tế. Bệnh nhân sẽ bị tụt huyết áp xảy ra trong vòng 12 giờ sau.
Có đến 80% người bị hoại tử phần mô, cơ, gân. Có đến 90% người có thể bị nhiễm trùng đường huyết, làm cho nền huyết giảm mạnh, dẫn tới tử vong nếu xử trí chậm. Tiến sĩ Quỳnh nhấn mạnh.
Hình ảnh vi khuẩn Vibrio vulnificus
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất
Thứ nhất, Đối với sò ốc và hải sản nói chung phải được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Đối với thủy hải sản có vỏ: Nếu luộc thì đến khi vỏ mở vẫn phải tiếp tục chờ nước sôi thêm 5 phút; Đối với món hấp thì phải đun thêm 9 phút sau khi vỏ mở. Không ăn động vật có vỏ nấu chín trong khi vỏ vẫn không mở.
Đối với thủy hải sản không có vỏ: Nếu luộc thì phải chờ thêm 3 phút sau khi nước sôi; nếu xào nấu với nhiệt độ 190℃ thì phải nấu trong ít nhất 10 phút.
Thứ hai, khi xử lý các loại hải sản, lưu ý nên tránh thịt hải sản sống bị lẫn vào nguồn nước biển ô nhiễm.
Thứ ba, các món hải sản nên lập tức ăn ngay sau khi nấu, nếu có dư thừa thì phần còn lại phải bọc kín và trữ lạnh.
Thứ tư, những bệnh nhân có bệnh gan, người nghiện rượu và người bị suy giảm miễn dịch không nên ăn hải sản sống hoặc sò ốc còn sống.
Thứ năm, người có một vết thương hở hoặc cơ thể miễn dịch kém, nên hạn chế bơi trong nước biển, đặc biệt là vùng nước biển bị ô nhiễm.