Mìn biển được sử dụng ngày càng rộng rãi và có vai trò ngày càng lớn; Nguồn: navalnews.com.
Mìn và thiết bị nổ tự chế ngày càng phổ biến trong tất cả các cuộc xung đột, cả trên cạn lẫn dưới biển, tạo ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với các bên tham chiến.
Trong tình hình đó, hải quân các quốc gia cần tăng cường bảo vệ vùng biển, bảo vệ tàu chiến của mình và bảo vệ quyền tự do hàng hải dân sự. Các biện pháp đối phó với mìn (mine countermeasures - MCM) đang trong quá trình chuyển đổi lớn, từ dò mìn truyền thống sang một giải pháp sáng tạo bằng cách sử dụng tàu thuyền không người lái và tự chủ.
Để đáp ứng yêu cầu trong tương lai của Hải quân châu Âu, một tập hợp các công ty do Naval Group (Bỉ) chủ trì đã được Liên minh Châu Âu (EU) lựa chọn để xác định và phát triển một lộ trình công nghệ cũng như các thiết bị rà phá mìn thế hệ tiếp theo nhằm đối phó với mìn biển.
Theo thông cáo báo chí của Naval Group ngày 14/12/2021, tập đoàn này đã khởi động Dự án loại bỏ rủi ro bom mìn (MIne RIsk CLearance - ) cho châu Âu. Dự án đã được Ủy ban Châu Âu (EC) chọn vào tháng 7/2021 và được các Quốc gia thành viên phê duyệt.
Dự án nhằm nâng năng lực của châu Âu để chủ động trong phòng chống bom mìn trong tương lai và sẽ tạo ra các giải pháp thế hệ tiếp theo của chính châu Âu nhằm đối phó với bom mìn.
Dự án kéo dài 24 tháng, được tài trợ 11,8 triệu USD (10 triệu euro) bởi EC và tám quốc gia thành viên EU, dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển Công nghiệp Quốc phòng châu Âu (European Defence Industrial Development Program - EDIDP).
phù hợp với Dự án Hợp tác Hạ tầng thường xuyên (Permanent Structured Cooperation - PESCO), các biện pháp phòng chống bom mìn bán tự trị trên biển (Maritime semi- Autonomous Mine Counter Measures - MAS MCM). Tham gia bao gồm 19 đối tác đại diện cho 10 quốc gia là Bỉ, Estonia, Pháp, Hy Lạp, Latvia, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha và Hà Lan.
Bỉ là quốc gia chỉ đạo và Tập đoàn Naval của nước này là điều phối viên. Naval Group sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp, kết nối và phối hợp các phần việc của các đối tác thông qua Phòng thí nghiệm MCM của mình.
Gần đây, các phòng thí nghiệm CMC chuyên hỗ trợ các dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn này đã được khai trương tại cơ sở của mình ở Brussels. Tất cả các thành viên Bỉ của là một phần của các phòng thí nghiệm MCM.
Do hải quân các nước tin rằng các biện pháp đối phó với bom mìn là một vấn đề mang tính toàn cầu không chỉ đối với châu Âu nên các công trình nghiên cứu phát triển cần phải bao gồm các tầm nhìn khác nhau.
Họ đã quyết định tập hợp các đối tác quan trọng của châu Âu và các lực lượng hải quân để tạo ra MCM của khu vực Châu Âu. Bằng việc lựa chọn tập đoàn , EU sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường phát triển năng lực trong lĩnh vực này cũng như tận dụng và phối hợp tốt hơn cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng của EU.
Dự án loại bỏ rủi ro bom mìn nhằm xác định và phát triển công nghệ cũng như các thiết bị rà phá mìn thế hệ tiếp theo cho Châu Âu; Nguồn: navalnews.com
MIRICLE sẽ cho phép cải tiến đáng kể để thực hiện tất cả các nhiệm vụ MCM và cho phép hải quân Châu Âu có đủ khả năng đối phó bom, mìn, phù hợp với khuyến nghị của NATO.
Những đổi mới này sẽ bổ sung cho các thành phần chính của chiến tranh mìn, được tạo thành từ các MCM, “bộ công cụ” bao gồm các phương tiện không người lái và robot cùng hệ thống quản lý, mạng liên lạc và ra quyết định dựa trên cơ sở trí tuệ nhân tạo (AI).
Cụ thể hơn, dự án nhằm ba mục tiêu: Xác định và đánh giá toàn diện với tầm nhìn hướng tới tương lai về các công nghệ MCM; Xây dựng lộ trình phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo về các giải pháp đối phó, phù hợp với kế hoạch mua sắm của các quốc gia thành viên và mở đường cho sự phát triển của Quỹ Quốc phòng Châu Âu (EDF) trong tương lai; Phối hợp phát triển tàu thuyền mới có thể tương tác với nhau và “bộ công cụ” MCM.
Dự án này sẽ bao gồm các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, tạo mẫu và thử nghiệm, tất cả đều dành riêng cho việc tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển và kỹ thuật ưu việt của các nước Châu Âu trong việc đối phó bom mìn. Hải quân Châu Âu sẽ củng cố khả năng MCM của họ để bắt kịp với sự phát triển chung, sự phức tạp và ngày càng phổ biến của hiểm họa bom mìn.
Các đối tác sẽ phát triển công cụ MCM, đưa chúng lên tầm cao hơn, bằng cách phát triển thiết bị đo đạc bãi mìn để tối ưu hóa điều hướng và liên lạc, tối ưu hóa khả năng phát hiện, xác định và vô hiệu hóa bom mìn.
Họ cũng phát triển tàu rà phá mìn (Mine Countermeasures Vessel - MCMV) bán tự động hoặc tự động, cải thiện khả năng tương tác và tiêu chuẩn hóa. MCMV là một loại tàu hải quân được thiết kế để xác định vị trí và vô hiệu hóa các loại mìn hải quân - kết hợp vai trò của một tàu dò tìm mìn và tàu phá mìn trong một con tàu./.