Không chiến ác liệt 8 chọi 24, MiG-21 Ấn Độ vẫn hạ đo ván F-16 Pakistan: Giấc mộng 21 tỷ USD của Lockheed Mỹ sụp đổ

N. Tuấn Sơn |

"Ông già gân" MiG-21 hạ đo ván tiêm kích F-16 Pakistan đã đồng thời tung cú đánh chí mạng vào tham vọng trị giá 21 tỷ USD của hãng Lockheed Martin Mỹ.

Lockheed Martin đang tràn trề hy vọng vào gói thầu hơn 20 tỷ USD sẽ được công bố chính thức vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020 nhằm cung cấp 114 chiếc máy bay tiêm kích thế hệ mới cho Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong trận không chiến có thể nói là ác liệt chưa từng có giữa 8 tiêm kích Ấn Độ với 24 chiến đấu cơ Pakistan, 1 chiếc tiêm kích MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ bắn hạ F-16 Pakistan ở ngoài tầm nhìn và rơi xuống đất Pakistan đã khiến đế chế công nghiệp quốc phòng thuộc loại lớn nhất của Mỹ có thể sẽ đánh mất gói thầu trị giá hàng chục tỷ USD vào tay các đối thủ khác.

Theo hãng tin Indiatoday, tương quan lực lượng 8 máy bay (4 máy bay Sukhoi Su-30MKI, 2 máy bay Mirage 2000 nâng cấp và 2 máy bay MiG 21) Ấn Độ với 24 chiếc (8 chiếc F-16, 4 máy bay Mirage-3 và 4 máy bay chiến đấu JF-17 "Thunder") có thể thấy Pakistan chiếm lợi thế lớn, thế nhưng MiG-21 vẫn làm nên chuyện lớn.

Việc "ông già gân" MiG-21 Bison được xác nhận đã bắn hạ tiêm kích F-16 Pakistan trong cuộc không chiến vào hôm thứ Năm vừa rồi giữa 2 quốc gia Nam Á được coi là cú đánh chí mạng vào tham vọng của hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới.

"MiG-21 không chỉ bắn hạ F-16 của Không quân Pakistan mà còn tung cú đánh chí mạng vào 2 ông lớn Lockheed Martin và Tata Advanced Systems. Họ nên quên khẩn trương bất cứ hợp đồng nào trong tương lai với Không quân Ấn Độ", học giả Syed Mohd Murtaza thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Jamia Millia Islamia bình luận.

Không chiến ác liệt 8 chọi 24, MiG-21 Ấn Độ vẫn hạ đo ván F-16 Pakistan: Giấc mộng 21 tỷ USD của Lockheed Mỹ sụp đổ - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-21 của Không quân Ấn Độ bên cạnh các siêu chiến đấu cơ Su-30MKI.

Phó thống chế Không quân Manmohan Bahadur, một cựu phi công quân sự và hiện là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu sức mạnh Không quân (CAPS) đã bình luận về chiến tích này và nhận định đây là lần đầu tiên một tiêm kích thế hệ 3 bắn hạ một loại tiêm kích hiện đại được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử hàng không tối tân hơn.

"Thật tuyệt vời. Lần đầu tiên trên thế giới, MiG-21 đã bắn hạ 1 tiêm kích F-16. Không quân Ấn Độ đã làm rất tốt", Manmohan Bahadur viết trên Tweet, và nói thêm "Sẽ có ai đó hỏi tôi - nếu một MiG-21 bắn hạ F-16, điều gì sẽ xảy ra đối với siêu hợp đồng cung cấp 114 máy bay mới cho Không quân Ấn Độ?"

Lockheed Martin đã thể hiện tham vọng ở Ấn Độ vào hồi đầu tháng này tại Triển lãm AeroIndia khi họ hé lộ mấu tiêm kích F-21, một biến thể cải tiến của dòng chiến đấu cơ F-16 Block 70.

"Tôi nghĩ rằng sự việc trên sẽ là một tác động tiêu cực tới triển vòng của F-21 trong gói thầu cùng cáp 114 chiến đấu cơ. Các hệ thống vũ khí hiện tại của Nga đang tỏ ra hiệu quả và đáng giá hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây", Vijainder K Thakur, một chỉ huy phi đội của Không quân Ấn Độ và là nhà phân tích quốc phòng chia sẻ vởi Sputnik.

Ấn Độ bắt đầu các tiến trình triển khai gói thầu mua 114 tiêm kích mới theo chương trình Đối tác Chiến lược năm 2018 và đã có 6 nhà thầu nước ngoài tham gia.

Các đối thủ gồm 2 ông lớn Boeing và Lockheed Martin cỉa Mỹ, Dassault Aviation của Pháp, Eurofighter của châu Âu, Saab của Thụy Điển và Liên hiệp chế tạo máy bay thống nhất (UAC) của Nga đã nộp hồ sợ dự thầu vào tháng 7 năm 2018, trong khi MiG-35 là ứng viên cuối cùng tham gia vào cuộc chạy đua.

Tập đoàn chế tạo máy bay MiG, tại Triển lãm AeroIndia Show ở Bengaluru hồi đầu tháng này, đã tuyên bố rằng họ không có đối thủ khi mô tả MiG-35 là chiến đấu cơ tối tân nhất trên thế giới. Họ cũng tuyên bố rằng Ấn Độ chỉ phải trả thấp hơn 20% cho MiG-35 so với các mẫu máy bay của những nhà sản xuất khác.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại