Mỗi khi hè tới, khí hậu nóng ấm là thời gian phát triển mạnh nhất của muỗi.
Không chỉ gây khó chịu cho con người, muỗi mang tới cho con người hàng loạt bệnh như sốt xuất huyết, sốt vàng da, sốt rét hay gần đây nhất là virus Zika vô cùng nguy hiểm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là nguồn truyền nhiễm bệnh nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.
Hơn nữa, muỗi lại sinh sôi phát triển rất nhanh, nhất là ở khu vực thành phố. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp đề phòng loài côn trùng nguy hiểm này.
Khí CO2 do người và động vật thải ra khi hô hấp thu hút muỗi
Muỗi nhận biết CO2 rất nhạy bén. Hình minh họa.
Trong đêm tối nhưng bạn vẫn bị lũ muỗi vây quanh và tấn công đúng không, thật ra chúng không có đôi mắt có thể nhìn trong đêm như mèo, nhưng bù lại chúng có khứu giác vô cùng nhạy cảm với khí CO2 thoát ra khi chúng ta hô hấp.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với CO2 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi.
Dù trời có tối hay khoảng cách có xa tới mức nào thì chúng cũng có thể phát hiện ra lượng khí CO2 trong không khí như các mập nhạy cảm với máu vậy!
Muỗi thích màu tối
Muỗi rất thích màu sẫm. Hình minh họa.
Một lý do khiến bạn trở thành nạn nhân trong khi người khác xung quanh lại không bị tấn công có thể do quần áo bạn đang mặc.
Muỗi có đôi "mắt ghép" rất to (chiếm 3/4 diện tích phần đầu) được cấu tạo từ rất nhiều mắt nhỏ, chúng có thể phân biệt màu sắc và hơn nữa là cường độ ánh sáng mạnh yếu.
Do đó, quần áo có màu sắc khác nhau sẽ có mức hấp thụ - phản xạ ánh sáng khác nhau. Đặc biệt muỗi rất thích màu tối.
Một nghiên cứu đã so sánh mức độ hấp dẫn của các màu sắc với loài muỗi, và cho ra kết quả: đen (hấp dẫn nhất) - đỏ (rất hấp dẫn) - xám và xanh lam (bình thường) - màu khaki, xanh lam, vàng (kém hấp dẫn).
Muỗi sống gần nguồn nước
Những cách diệt muỗi khác không hiệu quả và tiết kiệm bằng chiếc bẫy này. Ảnh minh họa.
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Do đó, đây là môi trường ưa thích của chúng. Là nơi chúng đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng.
Bẫy muỗi đơn giản. Ảnh minh họa.
Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Dựa vào đặc tính trên, chúng ta có thể chế tạo một chiếc bẫy diệt muỗi vô cùng đơn giản chưa đầy 15 phút mà lại vô cùng hiệu quả.
Xem video:
Bẫy muỗi đơn giản mà hiệu quả.
Hãy thử tự mình thử nghiệm hiệu quả của chiếc bẫy này nhé!
Bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy! Ảnh minh họa.
Nguồn: Techinsider