- Ăn các bữa ăn nhỏ một cách thường xuyên.
- Chia thời điểm bạn nạp calo vào cơ thể, như vậy cơ thể bạn sẽ thích ứng và sử dụng calo một cách tốt hơn.
- Dành nhiều thời gian tập trung vào những bữa ăn nhẹ hơn bằng cách chọn các loại protein như một miếng phô mai, hoặc một quả trứng cùng với trái cây.
- Uống thuốc sau bữa ăn để không uống quá nhiều nước và dễ gây đầy bụng.
- Bạn sẽ luôn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống nước thường xuyên là một giải pháp tốt nhưng bạn nên thử các loại nước uống khác, như sữa, nước ép hay sinh tố.
- Chọn những thực phẩm giàu năng lượng như bánh sandwich bơ đậu phộng, bánh xốp; bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa nhiều calo.
- Tăng lượng dầu và chất béo lành mạnh bạn nạp vào cơ thể. Chúng là những nguồn năng lượng chính. Một số cách có thể kể đến như: thêm một ít dầu ô liu vào món salad trái cây, thêm đậu phộng vào bánh xốp của bạn, thêm một ít bơ vào cơm của bạn.
Protein: Đây là một trong những dưỡng chất xây dựng nên cơ thể chúng ta. Trong thời gian bị COVID, một số lượng lớn các nhóm cơ đã bị mất đi và cần được bổ sung. Nạp nhiều protein vào mỗi bữa ăn là điều vô cùng quan trọng để đem lại sức khỏe cho cơ thể. Cạn kiệt protein cũng đồng nghĩa với việc giảm khả năng miễn dịch. Dồn một lượng protein lớn vào trong một bữa ăn sẽ không hiệu quả vì cơ thể có thể sẽ không tận dụng tốt được lượng lớn protein này; hãy trải đều vào các ngày. Việc bổ sung protein cho cơ thể sẽ tốt hơn trong kế hoạch dinh dưỡng này.
- Ăn một quả trứng/bánh mì vào bữa sáng, cơm rang cho bữa trưa và thịt gà hoặc cốm đậu nành cho bữa tối.
- Đối với bữa ăn nhẹ, hãy kết hợp carbs và protein, để giúp protein được tập trung hoàn toàn vào chức năng chính của nó. Một số cách có thể kể đến như ăn kèm pho mát với trái cây, trái cây khô với các loại hạt,…
Trong trường hợp bạn cảm thấy khó ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ dinh dưỡng của bạn để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Tại các nhà thuốc, thực phẩm chức năng được sử dụng cho những người ốm nặng và những thực phẩm này hoàn toàn an toàn và sẽ tạo ra sự khác biệt cho giai đoạn hồi phục của bạn.
Trước khi xuất viện, bạn cũng sẽ được tư vấn một số vitamin và khoáng chất bổ sung. Chúng được khuyến nghị để hỗ trợ sự phục hồi của bạn và được kê đơn cho từng giai đoạn. Ngoài ra, các loại vitamin tương tự nên được bổ sung một cách có tự chủ trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường khả năng phục hồi.
Vitamin C: là một chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt được sử dụng cho sức khỏe của phổi. Thực phẩm giàu Vitamin C là trái cây họ cam quýt, rau chân vịt, đu đủ, kiwi, cà chua, xoài và dâu tây. Đây là một loại vitamin tan tốt trong nước, bạn cần tiêu thụ đủ lượng hàng ngày.
Kẽm: là một chất dinh dưỡng quan trọng khác hỗ trợ hệ miễn dịch. Dùng quá liều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy hãy tuân theo lượng bổ sung được kê trong đơn thuốc của bạn. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hạnh nhân, hạt bí ngô, thịt gà, sữa và pho mát.
Vitamin D: không chỉ là một loại vitamin mà nó có chức năng như một loại hormone và có sự liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa Vitamin D và kết quả hồi phục Covid-19 tốt. Vì vậy, hãy ra nắng nhiều hơn (đừng quên việc đeo khẩu trang của bạn). Ánh nắng mặt trời cũng giải phóng Nitric Oxide từ da của chúng ta và sẽ đem đến lợi ích cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hậu Covid-19 này, bạn vẫn sẽ cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mình. Quá trình phục hồi sau Covid-19 sẽ mất một khoảng thời gian, bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi nhiều và bỏ qua tất cả những trải nghiệm tồi tệ kia sau lưng để trở nên thực sự khỏe mạnh./.
Theo NDTV Food