Mụn bọc, mụn đầu đinh hay các vết thương, vết nhiệt miệng bị mưng mủ, sưng tấy khiến người bệnh vô cùng đau nhức, khó chịu.
Thậm chí, nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, chúng còn bị nhiễm trùng gây đau đớn gấp bội. Không ít người đã tìm ngay đến kháng sinh, giảm đau, các loại thuốc tây y đặc trị…
Các loại thuốc này có thể trị bệnh, nhưng ai cũng biết đa số những loại thuốc này không tốt cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, thời gian trị dứt bệnh có thể sẽ không nhanh chóng như mong đợi.
Ông Nguyễn Văn Thế quê Hiệp Hòa, Bắc Giang bị lên mụn rất to ở chân. Lúc đầu, ông thấy vết ửng đỏ, sưng đau, ông nghĩ đó là do côn trùng đốt nên chỉ lấy thuốc mỡ thoa.
Vết đau không thuyên giảm mà ngày càng sưng to, mưng mủ.
Đến ngày thứ 3, ông thấy da căng, đau nhức nhiều hơn nên đi mua kháng sinh về uống nhưng vẫn không hiệu quả. Việc đi lại của ông khó khăn do chân đau tấy.
Rất may mắn, ông được bà cụ hàng xóm mách cho cách chữa rất đơn giản.
Theo cách của bà cụ, ông tìm hái lá và búp bàng non về đun sôi, để đến khi nước ấm rồi cho chân vào ngâm ngập quá vết mụn.
Chỉ trong ba ngày, ông làm vậy ba lần, mỗi lần ngâm 20 phút là thấy hiệu quả vô cùng. Bao nhiêu mủ ở vết mụn "bay" đi đâu hết, vết thương cũng rất nhanh lành và việc đi lại của ông trở về như bình thường.
Lá và búp bàng non giã nhuyễn là làm vị thuốc hiệu quả chữa mụn nhọt
Chị Nguyễn Thị Hải cũng quê ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, là cháu ruột ông Thế, chị có con nhỏ 3 tuổi bị lên mụn ở chân.
Nhớ có lần chú mình chia sẻ cách lấy lá và búp bàng non đun lên ngâm chân để hút mủ và chữa mụn, chị cũng làm theo.
Cho con ngâm chân trong nước lá bàng hai lần, chị Hải vô cùng vui mừng khi thấy bao nhiêu mủ đều được kéo hết ra và vết mụn cũng khỏi nhanh chóng sau vài ngày.
Tin vào sự thần diệu của phương thuốc này, chị áp dụng luôn cho bản thân khi chị bị nhiệt miệng. Chị dùng nước lá bàng súc miệng ngày hai, ba lần và thấy hiệu quả đúng như mong đợi, nốt nhiệt tan biến lúc nào không hay.
Và đây là cách bà cụ đã chia sẻ cho ông Thế:
Chuẩn bị: Một nắm lá và búp bàng non (nhiều hay ít tùy thuộc vào vị trí vết thương). Nên chọn lá và búp còn non hoặc bánh tẻ để đảm bảo có nhiều nhựa. Nếu chọn lá già, hiệu quả sẽ kém đi rất nhiều.
Cách làm: Lá và búp bàng rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó, để nước nguội bớt đến khi âm ấm, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút.
Chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Làm khoảng hai, ba lần hoặc nhiều hơn tùy theo vết thương.
Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được, hãy giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương, hiệu quả không kém.
Thực tế, công dụng của bài thuốc này cũng từng được nhắc đến trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi, một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng Việt Nam.
Ông được ví như "Cây đại thụ" của nền y học cổ truyền Việt Nam và cuốn sách ấy cũng đuọc coi là "Một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983.