Meko-A200: Giấc mơ tàu phòng không hiện đại của VN?

GTS |

Nếu quyết định kí hợp đồng mua lượng lớn khu trục hạm Meko-A200 kèm theo tự đóng trong nước theo giấy phép được chuyển giao giống sẽ là bước ngoặt lớn cho Hải quân Việt Nam.

Hợp đồng đóng tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma bị tạm dừng, khiến cho những nỗ lực hiện đại hóa Hải quân Việt Nam bị gián đoạn và đối mặt với sự tụt hậu nếu không có sự bổ sung ngay lập tức để thích ứng với những thách thức tiềm tàng trên Biển Đông.

Việt Nam đã và đang chuẩn bị tiếp nhận 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 và đàm phán tiếp tục cặp tàu thứ 3 cho nhiệm vụ săn ngầm và đánh đất. Nhưng như thế là không đủ, Việt Nam cần có "nắm đấm" mạnh hơn trên biển để răn đe.

Với việc các quốc gia trong khu vực nhanh chóng tăng cường sức mạnh trên biển, đòi hỏi Hải quân Việt Nam cũng cần phải trang bị tàu phòng không cấp biên đội, tạo ô che đầu di động trên biển cho các hạm tàu, vốn đang là lỗ hổng trong tác chiến biển của HQVN.

Việt Nam có lực lượng phòng thủ bờ biển tương đối mạnh, với những tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất thế giới K-300P Bastion hay còn đầy uy lực như 4K51 Rubezh, 4K44B Redut, hình thành chiếc ô tác chiến đối hải cho biên đội tàu mặt nước tác chiến.

Nhưng thế là chưa đủ khi các quốc gia láng giềng tăng cường năng lực tác chiến của biên đội tàu mặt nước ngày càng hiện đại, và tốc độ đóng khá nhanh, họ liên tiếp hạ thủy các tàu khu trục phòng không hạm đội cũng như các tàu phòng không cấp biên đội tàu.

Meko-A200: Giấc mơ tàu phòng không hiện đại của VN? - Ảnh 1.

Các loại tàu chủ lực của Hải quân Việt Nam như Gepard-3.9 (trái) và Molniya (phải).

Qua đó làm giảm đi rất nhiều khả năng đe dọa từ các tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam vốn có chỉ khả năng tiêu diệt tàu đối phương ở cự ly khoảng trên dưới 300km.

Nga đang khá khó khăn trong việc đóng mới các tàu khu trục đề án 20385, 22350, 11356 do thiếu động cơ sau cuộc khủng hoảng Ukcraina, thì một lần nữa Việt Nam phải tìm 1 nhà thầu vũ khí đảm bảo được uy tín, đápứng được yêu cầu đang ngày cảng trở nên bức thiết.

Đồng thời, cũng phải mở ra triển vọng tự đóng mới các lớp tàu hạng trung hiện đại dựa trên thiết kế tàu đã được chuyển giao.

Liệu có nên tiếp tục đề án Sigma nhưng với Sigma 10514?

Việt Nam theo đuổi dự án tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma từ những năm 2010, và chính thức đàm phán với Damen vào giữa năm 2013 về mua các tàu thuộc phiên bản Sigma-9814 với lượng giãn nước 2.100 tấn.

Tuy nhiên, dự án lại gặp vướn mắc khó giải quyết khiến nó bị treo vô thời hạn khi mà nhà xưởng phục vụ việc đóng tàu trong nước đã được xây dựng xong.

Nhưng nếu Việt Nam chuyển sự quan tâm tới phiên bản lớn hơn của lớp tàu này là Sigma 10514, dài 105m, chiều rộng 14m, lượng giãn nước tối đa 2.400 tấn, giống như hàng xóm Indonesia của chúng ta đã mua thì câu chuyện lại khác.

Meko-A200: Giấc mơ tàu phòng không hiện đại của VN? - Ảnh 2.

Sigma 10514

Lớp tàu này được trang bị vũ khí hiện đại và có thể tùy biến theo yêu cầu khách hàng, nhưng liệu điều đó có tháo gỡ được những vướng mắc mà dự án Sigma 9814 đang mắc phải hay không?

Đây sẽ là diện mạo mới cho Hải quân Việt Nam?

Cũng không quá khi nói Hải quân Việt Nam sẽ có diện mạo hoàn toàn mới, năng lực tác chiến và tự chủ công nghệ cũng sẽ sang 1 trang mới nếu Việt Nam quyết định mua khinh hạm Meko-A200 của Đức.

Tiến trình hiện đại hóa Hải quân Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với tiến trình hiện đại hóa Hải quân Thổ Nhĩ Kì.

Nếu quyết định kí hợp đồng mua lượng lớn khu trục hạm Meko-A200 kèm theo tự đóng trong nước theo giấy phép được chuyển giao giống như Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thì đó là bước ngoặt lớn cho công nghệ đóng tàu quân sự Việt Nam nói riêng, và sức mạnh Hải quân Việt Nam nói chung.

Meko-A200 được thiết kế bởi Công ty Blohm & Voss của Đức, là sự phát triển từ gia đình Meko đã được biên chế hoạt động trong nhiều lực lượng hải quân trên thế giới.

Meko-A200: Giấc mơ tàu phòng không hiện đại của VN? - Ảnh 3.

Meko-A200

Thiết kế tính năng tàng hình của tàu được giới thiệu là làm giảm mặt cắt ngang radar. Các tấm hợp kim vỏ tàu tạo góc cạnh luân phiên, tránh tạo bề mặt phẳng lớn. Các góc bên phải được triệt tiêu, boong và cấu trúc thượng tầng được thiết kế theo kiểu dốc nghiêng xuống.

Việc giảm bớt khoảng 75% tia hồng ngoại phát ra trên thân của con tàu đã được thực hiện bằng cách loại bỏ các kênh, khí thải nóng được xử lý và thải ngầm bằng hệ thống xả ngang. Nước biển được hút vào ống thoát khí để làm mát khí thải, trước khi bị thải ra ngay phía trên mực nước.

Meko-A200 có chiều dài 120m, chiều rộng 16,34m, mớn nước 4,4m, lượng giãn nước tối đa đạt 3500 tấn. Tàu gồm có thủy thủ đoàn 120 người, vận tốc đối đa đạt 27hải lý/h, tầm hoạt động 6.000 hải lý trong 21 ngày liên tục với tốc độ 12 hải lý/h.

Meko-A200 được trang bị 8 tên lửa chống hạm MM40 Exocet, 2 bệ ống phóng kép chống ngầm 324mm, 1 pháo OtoMelara 76mm gun, 16 tên lửa phòng không Umkhonto VLS cùng một số vũ khí khác.

Điểm đặc biệt trong cấu hình vũ khí phòng không chính là loại tên lửa phòng không phóng thẳng đứng Umkhonto của Nam Phi có tầm bắn từ 30-60km, tùy phiên bản. Nếu được trang bị, Meko-A200 có thể trở thành một tàu phòng không biên đội đa năng.

Umkhonto đã được Nam Phi chào bán cho Việt Nam để trang bị trên các hạm tàu từ cách đây vài năm và tạm thời chưa thành công, cho dù đã được Chính phủ nước này hết sức ủng hộ. Do vậy, nếu Việt Nam đặt mua Meko-A200 thì Umkhonto đã sẵn sàng.

Cấu hình vũ khí này có thể tùy biến theo yêu cầu khách hàng, và quan trọng nhất là Đức có thể nhận thầu thử nghiệm vũ khí theo yêu cầu khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vũ khí sẵn có trong biên chế.

Điều được ưu tiên hàng đầu trong mua sắm vũ khí của Việt Nam và cũng là điểm cộng đắt giá cho Meko-A200 trong cuộc đua gia nhập biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đây liệu có phải là một lựa chọn khôn ngoan ở thời điểm hiện tại sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đang đặt lên vai của lực lượng tàu chiến hiện tại của Việt Nam cũng như tạo bước ngoặt chuyển mình mạnh mẽ trong công nghiệp quốc phòng trong nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại