Lớn lên trong một gia đình có người cha bạo lực, Elon Musk luôn ám ảnh về kí ức chuỗi ngày đòn roi tra tấn về thể xác lẫn tinh thần mà bố ông dành cho mẹ mình, bà Maye Musk, để rồi sau đó ba mẹ con phải bỏ nhà tự sống bươn chải mưu sinh. "Tôi vẫn còn nhớ lần bật khóc khi một đứa con bị đổ ly sữa khi uống. Tôi khóc vì biết rằng mình không còn tiền để mua phần sữa khác cho con", bà Maye nhớ lại.
Với cái xuất thân ấy thì ai mà tưởng tượng được vài chục năm sau, loài người được chứng kiến người đàn ông này phát triển thành công PayPal thành giải pháp thanh toán trực tuyến thống trị toàn cầu. Sau đó, ông đã dẫn dắt Tesla Motors lên sàn IPO trong giới ô tô, duy nhất lần đầu tiên ở Hoa Kỳ kể từ Ford Motor Company. Musk cũng đã giúp thay đổi cục diện ngành công nghiệp hàng không vũ trụ với SpaceX, chưa kể đến việc khởi động SolarCity, Neuralink, công ty đang phát triển giao diện não băng thông cực cao sang giao diện não máy. Và không ai có thể bỏ qua Công ty Boring với ý tưởng cách mạng hóa giao thông vận tải thông qua việc xây dựng các đường hầm dưới lòng đất.
Người ta cứ tưởng để được thành công như Elon Musk thì chắc hẳn phải được trời phú bởi trí thông minh bẩm sinh và sự may mắn tột đỉnh. Tuy nhiên sự thật là người mẹ đơn thân của ông đã luôn nhìn thấy những đặc điểm khác người sẽ làm nên một Elon Musk với những chấn động thay đổi nhân loại khi lớn lên.
Những đặc điểm ấy đã được rèn luyện, vun đắp qua nhiều năm cùng sự cổ vũ, hỗ trợ từ người mẹ để tạo ra được những thành công “long trời lở đất” hiện nay. Nhưng chính bạn cũng có thể bắt đầu áp dụng những lối tư duy này của Elon Musk để "mở toang cánh cửa lồng" trong lối suy nghĩ và tạo ra những đột phá của riêng mình.
Lường trước những vấn đề của thời đại
“Lúc 3 tuổi, tôi đã biết nó sẽ là một thiên tài, nhưng vẫn chưa biết liệu con có làm được những điều vĩ đại hay không vì nhiều nhà thiên tài cho đến cuối cùng thì chỉ biết tự vùi mình dưới hầm nhà vì không áp dụng được những phát minh ấy trong cuộc sống”, Maye nói về Elon khi bà 49 tuổi. “Tôi đã khuyến khích con thể hiện những sáng kiến cho mọi người thấy từ khi con 12 tuổi, khi con cho tôi xem trò chơi máy tính mà con mới phát minh ra, và con đã nhận được $500 đầu tiên trong cuộc đời”.
Và quả không phụ lòng bà khi với bất cứ điều gì mới lạ, Elon Musk đều tiếp tục thành công đưa ý tưởng ấy thoát khỏi “bản vẽ trên giấy” và biến nó trở thành công cụ cả thế giới phải chuyển sang để sử dụng.
“Người mẹ này hào hứng vô cùng khi thấy con khởi chạy Zip2, cuộc sống con người đơn giản vô cùng khi có chỉ dẫn đường từ nhà này tới nhà kia rõ ràng, đường dẫn trong báo chỉ rõ đến nhà hàng tôi cần đến”. Từ chính những thành công nhỏ ban đầu này thôi nhưng mẹ Elon vẫn luôn sát cánh, cố gắng góp vốn đầu tư ủng hộ con.
Và sau đó, khi thấy hệ thống ngân hàng hiện tại còn quá thiếu sót, ông quyết định triển khai PayPal và lại một “”cục diện toàn cầu”” khác được tạo nên.
Vào tháng 5 năm 2020, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa các phi hành gia NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Khi được hỏi tại sao ông lại nghĩ ý tưởng “điên rồ” này sẽ thành công, câu trả lời nhận được là, "Tôi chỉ nghĩ rằng một tương lai mà bất kỳ công ty tư nhân nào cũng có thể cử người vào không gian thì sẽ thú vị hơn việc chỉ chính phủ mới có thể làm được." Musk nhận ra rằng cuộc chơi đã thay đổi và tương lai của loài người có thể không còn nằm trên Trái đất.
Những người như Elon Musk không còn vật lộn trong trò chơi của hiện tại nữa mà họ nắm giữ vận mệnh của tương lai. Họ tự tạo ra những trò chơi mới, với những quy tắc hoàn toàn mới và đầy cuốn hút. Như triết lý của vận động viên hockey Wayne Gretsky, “Hãy đi đến nơi mà quả bóng sẽ bay đến, chứ không đứng ở nơi nó bắt đầu”. Khi tốc độ biến chuyển của cuộc chơi trên chiến trường mới thay đổi quá chóng mặt, kế hoạch để chiến thắng trong một vài năm hiện tại là chưa bao giờ đủ.
Để xác định các cơ hội tiếp theo của bạn, hãy tự hỏi bản thân:
1. Chiến trường tiếp theo là ở đâu?
2. Tôi có thể làm gì để chuyển đến đó sớm ngay bây giờ?
3. Những công nghệ mới, chuyển dịch xã hội hoặc thay đổi kinh tế nào đang diễn ra sẽ thay đổi tương lai của nghề nghiệp và ngành của tôi trong dài hạn?
Tử tế thật thà không hề thua thiệt
Kể từ khi Milton Friedman phổ biến quan điểm về chủ nghĩa tư bản vào những năm 1960, người ta phê phán châm chọc rằng các công ty được tạo ra chỉ để làm giàu của cải cho các cổ đông của họ. Nhưng những gì xảy ra trong hai mươi năm qua đã thách thức ý niệm này. Giờ đây, giá trị của các công ty đã được xây dựng để bảo vệ quyền lợi cho nhiều đối tượng hơn — khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng và môi trường. Một công ty thông minh sẽ hướng đến chiến lược tối đa hóa giá trị của cổ đông bằng cách mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
Tesla Motors đã sử dụng chiến lược “Hãy tử tế” bằng cách tiết kiệm hàng tấn khí thải CO2 trên mỗi chiếc xe, thiết lập các tiêu chuẩn mới về sử dụng năng lượng và nước, lắp đặt các tấm pin mặt trời để tạo ra năng lượng bền vững trên toàn cầu và cung cấp hàng hóa có trách nhiệm. Elon cũng thông báo treo khoản tiền khủng lên đến $100 triệu trên tài khoản Twitter cho ai tạo ra công nghệ tốt nhất để thu giữ và lưu trữ carbon dioxide. Quả thực, một con người như Elon Musk không chỉ dừng lại đơn giản ở việc trồng cây xanh để giảm lượng carbon dioxide trong không khí một cách tự nhiên, mà lại phải “chơi lớn” bằng việc tập trung vào những công nghệ mới mang tính cách mạng.
“Thay vì xây dựng công ty để trở thành một doanh nhân kiếm tiền giỏi, hãy hỏi bạn làm được gì cho thế giới này và thay đổi thế giới theo cách bạn muốn. Khi thứ đó có ích cho thế giới này, thì phát triển nó chính là chiến lược đỉnh cao nhất.”
Để trở thành “doanh nhân tử tế” làm nên “việc lớn lao”, hãy tự hỏi bản thân:
1. Ngoài các cổ đông thì còn ai khác được hưởng lợi từ nếu công ty/dự án của bạn phát triển?
2. Mô hình doanh thu nào sẽ khuyến khích bạn tiếp tục đưa ra những lựa chọn đúng đắn và tử tế?
3. Bạn có đủ say mê và hào hứng khi nói về những gì công ty/dự án của bạn có thể làm cho nhân loại?
Chần chừ phá tan mọi cơ hội
Sau cú bùng nổ của PayPal, Elon Musk nghĩ ngay đến việc nghiên cứu không gian ngoài vũ trụ, năng lượng mặt trời và xe chạy điện. “Tôi từng khuyên con hãy chọn một thứ thôi, nhưng con không nghe”, mẹ Elon chia sẻ về sự nhanh nhẹn và tràn ngập ý tưởng sáng tạo của con mình.
Khi Musk tiếp quản Tesla, các công ty ô tô đang phải đối mặt với khả năng các dòng xe điện sẽ ồ ạt xuất hiện trên thị trường. Nhiều công ty biết vậy nhưng trong thế giằng co giữa việc có được A và mất B, chỉ những ai không do dự mới giành phần thắng. Cũng tương tự như trường hợp của Sony biết các nhà sản xuất radio như RCA đáng nhẽ nên ngừng bán radio ống chân không kiểu cũ và sẽ chuyển sang công nghệ bóng bán dẫn mới. Nhưng RCA và những công ty khác đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán những mẫu radio cũ nên họ ngập ngừng chưa dám đổi mới. Đáng lẽ ra, Sony nên tỉnh táo hơn và lựa chọn âm nhạc kỹ thuật số áp dụng cho các máy nghe nhạc di động Walkman của mình, nhưng chỉ vì lo lắng sẽ làm mất đi thị trường cũ mà Sony bỏ lỡ thời cơ khi IPod của Apple đã ra đời và hoành hành.
Tương tự, Musk cũng nhận thấy các công ty sản xuất ô tô lớn khác vẫn đang chần chừ dần dứ việc cho ra các mẫu xe điện thế hệ mới vì sợ sẽ làm mất đi nguồn thu béo bở sẵn có từ các loại xe chạy nhiên liệu cũ. Do đó, ông đã táo bạo bước chân vào thị trường với một Tesla với các sản phẩm và chiến lược được định hình rõ ràng.
Để bản thân không bị kẹt trong những khoảnh khắc “”yếu lòng”” mà chần chừ mãi, hãy luôn có câu trả lời cho các câu hỏi:
1. Đối thủ cạnh tranh đang cố gắng giữ điều gì cho riêng mình?
2. Điều gì khiến đối thủ cố hữu với điều đó, do nhu cầu hay cơ hội gì?
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hành động trước khi đối thủ ra tay?
Tóm lại, áp dụng ba nguyên tắc trên bằng những câu hỏi sau để rèn giũa hàng ngày cho mọi doanh nhân để vững vàng trên chiến trường
1. Tôi cần làm gì bây giờ để chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo và đánh bại đối thủ của mình trong tương lai?
2. Tôi có thể bắt đầu làm gì và dừng làm gì để thế giới tốt đẹp hơn?
3. Đối thủ của tôi sẽ không quan tâm đến những đối tượng khách hàng hoặc thuộc tính sản phẩm nào?
Không có “bí thuật” cho sự thành công của bất cứ thiên tài nào. Tất cả chúng ta đều có sẵn những ý tưởng thành công, nếu chúng ta bắt đầu áp dụng các mô hình tư duy mới và đặc biệt là dành thật nhiều thời gian mỗi ngày để biến nó thành cái nếp trong suy nghĩ của riêng mình.