Một số gia đình khi sinh con thứ 2 thường không chú ý đến cảm xúc của con đầu. Ảnh minh họa
Một số cha mẹ khi sinh con thứ 2 sẽ quan tâm đến cảm xúc của con đầu, sử dụng các phương pháp khác nhau để bé lớn làm quen thành viên mới.
Tuy nhiên, cũng có một số gia đình không chú ý đến khía cạnh này, cho rằng con mình còn nhỏ, không hiểu chuyện nên không làm công tác tư tưởng trước cho con, để rồi dẫn tới không ít hậu quả đau lòng.
Lý Mạn có một cô con gái 6 tuổi, dù vậy cô luôn mong có một trai một gái nên quyết định sinh thêm bé thứ hai. Tuy nhiên, chưa bao giờ Lý Mạn chia sẻ sự việc với con gái lớn.
Kể từ khi mang thai, cả gia đình đều tập trung vào bé thứ 2. Thậm chí, để tránh việc con gái lớn vô tình đạp trúng bụng vào ban đêm khi cô đang ngủ, Lý Mạn đã chuyển cô bé sang ngủ với ông bà.
Sau khi sinh con thứ 2, con gái lớn của Lý Mạn luôn ngơ ngác nhìn ra cửa sổ. Ảnh minh họa
Thế hệ xưa có phần gia trưởng, do đó ông bà cũng thường không để ý đến cảm xúc của cháu gái, mà chỉ nghĩ làm sao để tốt cho cháu trai hơn, nền thường ngày chỉ quan tâm thay đổi bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con dâu.
Tất cả điều đó khiến bé gái lớn vốn là "viên minh châu" của gia đình bống chốc cảm thấy bị mọi người hắt hủi, quay lưng.
Kể từ khi em trai mình được sinh ra, bé gái luôn miệng nói có người đứng ngoài cửa sổ, lúc đầu người mẹ cho rằng con gái nói linh tinh nên không để tâm. Tuy nhiên, bé gái sau đó luôn ngơ ngác nhìn ra ngoài cửa sổ nên gia đình đã đến bệnh viện khám. Sau khi khám xong, cả nhà người chết lặng, người gào khóc thảm thiết.
Bác sĩ cho biết, nguyên nhân cháu bé nói như vậy có thể là do tâm thần có vấn đề, nếu tiếp tục kéo dài như vậy thì rất có thể cháu bé sẽ thực hiện hành vi gây tổn thương cho chính mình.
Lý Mạn lúc này mới cảm thấy tự trách bản thân, nhận ra từ khi mang thai cô đã ít để ý đến con gái. Đặc biệt, sau khi sinh ra con trai thứ 2, cả nhà gần như không bao giờ quan tâm đến con gái lớn, mới khiến đứa trẻ mắc phải căn bệnh tâm lý này.