Mẹ không phải là người ảnh hưởng lớn nhất đến thành công trong tương lai của trẻ: Đây mới là người quyết định!

Hiểu Đan |

Con bạn lớn lên có xuất sắc không, chỉ cần nhìn người này là biết!

Từng có một đoạn video quay cảnh một em bé nghịch ngợm giả vờ uống nước bằng chiếc cốc rỗng trên mạng thu hút sự chú ý của nhiều bậc cha mẹ. Trong video, em bé mô tả kiểu uống rượu của bố, cả tư thế và biểu cảm đều sống động như thật. Sở dĩ đứa trẻ có thể bắt chước như vậy có liên quan nhiều đến hình ảnh và cách cư xử của người cha ngày thường.

Đoạn video tuy hài hước nhưng có thể nhiều người sẽ thắc mắc, mẹ mới là người thân với con nhất mà sao con lại bắt chước cha giỏi đến vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhắc đến một thuật ngữ trong tâm lý học trẻ em gọi là: Hiệu ứng đồng nhất.

Nói chung, trước 3 tuổi, cảm giác an toàn của trẻ chủ yếu đến từ mẹ, khi trẻ lên bốn hoặc năm tuổi, nhu cầu về cảm giác an toàn của trẻ dần giảm đi, lúc này trẻ càng háo hức để có được sự khẳng định và chấp thuận của người cha. Theo nghiên cứu tâm lý, tác dụng khẳng định và hiệu ứng đồng nhất của cha với con cao gấp 50 lần so với mẹ.

Vì vậy, khi lên bốn tuổi, trẻ sẽ bắt chước lời nói, hành vi của cha để được chấp thuận. Lúc này những lời răn dạy, việc làm của cha cũng đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Tất nhiên, trong giáo dục gia đình, cha và mẹ đều quan trọng. Tuy nhiên, hành vi và tính cách của trẻ thường chịu ảnh hưởng của cha nhiều hơn.

Mẹ không phải là người ảnh hưởng lớn nhất đến thành công trong tương lai của trẻ: Đây mới là người quyết định!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng to lớn của người cha đến sự phát triển của trẻ

Nghiên cứu trên tạp chí Hôn nhân và gia đình Mỹ cho thấy trẻ sơ sinh đạt điểm nhận thức cao hơn khi được một tuổi nếu cha có mặt từ khi trẻ một tháng tuổi. Tương tự, trẻ sinh non cũng đạt điểm cao hơn khi được 36 tháng nếu cha của chúng đóng vai trò tích cực ngay từ lúc sinh ra. Một nghiên cứu khác năm 2008 của các chuyên gia người Mỹ về mối liên hệ giữa người cha và trẻ sơ sinh, cho thấy những đứa trẻ được chơi với bố từ khi 9 tháng tuổi cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

Theo một cuộc khảo sát: 30% sinh viên đại học tin rằng họ là bản sao của cha mình; 50% sinh viên tin rằng hình ảnh và sở thích của cha có ảnh hưởng lớn đến họ; 60% sinh viên tin rằng hình mẫu của cha có ảnh hưởng lớn đến sự xuất sắc của họ.

Đại học Yale cũng đã thực hiện một nghiên cứu theo dõi trong vòng 12 năm liên quan tới vấn đề này. Họ phát hiện ra rằng, nếu đứa trẻ được người cha đồng hành từ nhỏ sẽ có chỉ số IQ tương đối cao, đồng thời khả năng giao tiếp và EQ vượt trội. Kết quả nghiên cứu này khá giống với một nghiên cứu của một nhà chuyên môn ở Anh. Qua khảo sát hơn 10.000 người bình thường, nhà chuyên môn này nhận thấy người cha có ảnh hưởng sâu sắc tới IQ của một đứa trẻ. Ngay cả khi con cái trưởng thành, vai trò của người cha vẫn còn tác động đáng kể tới IQ của con cái. Hầu hết các yếu tố ảnh hưởng này kéo dài cho tới khi con cái 42 tuổi.

Tờ Daily Telegraph đưa tin: "Những đứa trẻ dành nhiều thời gian với cha có chỉ số IQ cao hơn. Nếu trong những năm tháng đầu đời của con cái có sự tham gia của người cha, đứa trẻ sau này có nhiều triển vọng về nghề nghiệp hơn".

Một người cha tốt không chỉ xây dựng pháo đài trọn đời cho con cái mà còn trở thành sức mạnh tinh thần dũng cảm, kiên trì cho con cái. Việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa cha và con ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, thế giới quan và quan điểm sống của trẻ. Con bạn lớn lên có xuất sắc không, nhìn người cha là biết!

1. Cha là nguồn sức mạnh trong trái tim con cái

Nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho rằng: "Nhu cầu mạnh mẽ nhất của mọi đứa trẻ trong suốt thời kỳ thơ ấu của chúng là được che chở và bảo vệ bởi người cha". Tình yêu thương và sự giáo dục của người cha có ý nghĩa và sức ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới trí thông minh, sự trưởng thành; cũng như là sự đảm bảo hạnh phúc trọn đời của một đứa trẻ.

Một số điểm mạnh như tính độc lập và ý thức thiết lập ranh giới thường được các ông bố mang lại, trong khi điều mẹ cho con là khả năng kết nối với thế giới bên ngoài (những người khác).

Nghiên cứu của chuyên gia đã phát hiện ra rằng ở những giai đoạn khác nhau, người cha đóng những vai trò khác nhau và họ đều có những chức năng rất quan trọng. Một đứa trẻ có xuất sắc và có đạt được thành công hay không phụ thuộc vào việc người cha có đóng vai trò là một người cha tốt và truyền cho con sức mạnh vô tận hay không.

2. Cha là tấm gương quan trọng cho con cái noi theo

Cha là người thầy suốt đời của con. Mỗi hành động, mỗi lời dặn dò của người cha đều là sự giáo dục và sẽ tác động sâu sắc đến cuộc sống sau này của đứa trẻ. Có thể nói, cha mẹ là đối tượng mà con cái noi theo suốt cuộc đời, đặc biệt là người cha là hình mẫu quan trọng nhất trong cuộc đời của con cái.

Một số nhà tâm lý học chỉ ra rằng trước khi trẻ 12 tuổi, chúng thường coi cha là thần tượng. Con cái thường rất ngưỡng mộ cha mình và coi cha là biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh. Trẻ em sẽ vô thức bắt chước hành vi của cha.

Sự giáo dục tốt nhất mà một người cha có thể dành cho con mình không chỉ là quan tâm mà còn đưa ra sự hướng dẫn. Một người cha tốt phải làm gương cho con cái, điều này sẽ quyết định giới hạn trên mà con cái có thể đạt được trong tương lai.

3. Hình mẫu của cha quyết định tầm nhìn của con

Sự đồng hành, chăm sóc chu đáo của người mẹ đã tạo cho con những nét tính cách chu đáo, bao dung, kiên cường, ảnh hưởng đến thái độ sống và nhân cách đạo đức của con. Một người cha sẽ không bảo vệ con mình quá mức như một người mẹ. Họ dạy các con cách trở nên mạnh mẽ, dũng cảm, đồng thời cho chúng cảm giác an toàn vững chắc bên trong.

Trên thực tế, khi một đứa trẻ có tính phiêu lưu, ưa mạo hiểm giống cha, chúng thường là người dũng cảm, dám theo đuổi giấc mơ tưởng chừng như viển vông nhất. Trong quá trình đi theo cha mình tập thể dục, vận động thể thao, trẻ sẽ nhận được sự kích thích mạnh từ môi trường.

Bằng cách này, các tế bào vận động của trẻ sẽ được đánh thức, khả năng về hành vi, phản ứng và tư duy… của trẻ sẽ được cải thiện. Bộ não của trẻ trở nên linh hoạt khi xử lý vấn đề, kết quả trẻ sẽ trở nên thông minh hơn.

Một nghiên cứu do Bệnh viện đa khoa Bắc Kinh thực hiện đã chỉ ra, trên thực tế, vấn đề hành vi trong quá trình khôn lớn, trưởng thành của trẻ em có liên quan mật thiết đến người cha. Khi trẻ thiếu vắng cha trong quá trình trưởng thành, trái tim trẻ thiếu cảm giác mạnh mẽ và an toàn. Sự tổn hại này khiến trẻ không có dũng khí đối đầu với những thăng trầm của cuộc sống, khó phát triển tinh thần trách nhiệm và có xu hướng lựa chọn cách trốn tránh.

Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên đặt chiếc điện thoại xuống và dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Cần nhớ rằng, người cha cần phải là một hình mẫu để con cái bắt chước và học hỏi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại