Bà Tống năm nay 63 tuổi, có một người con trai. Chồng bà đã mất cách đây hai năm. Hiện bà sống ở quê thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Những năm trước, mỗi dịp Tết con trai và con dâu sẽ về quê đón Tết cùng bà. Họ thường ở lại hai ba ngày rồi mới lên thành phố.
Nhưng năm nay, con dâu không muốn về quê nên con trai bà đón mẹ lên thành phố ăn Tết. Vì ở quê nhà không có con cái chăm sóc, họ bàn nhau để bà ở lại thành phố cho tiện chăm sóc. Nhưng mới được vài ngày, bà và con dâu đã có xích mích. Thậm chí, trong một bữa ăn, con dâu thậm chí còn lớn tiếng với bà 3 lần.
1. Mẹ đừng gắp thức ăn cho cháu, bẩn lắm!
Trong một bữa cơm, con dâu của bà cáu kỉnh với chồng: "Mẹ không phải là khách, sao phải nấu nhiều món như vậy?". Cô cho rằng việc để thừa thức ăn từ bữa này sang bữa khác là không thể chấp nhận.
Không muốn nhìn thấy hai con tranh cãi, bà Tống vội giảng hòa: "Vứt đi những thứ tốt như vậy rất lãng phí. Đồ ăn cứ cất ở tủ lạnh, bữa sau hâm lại là được. Để đó cho mẹ." Chẳng ngờ con dâu nghe vậy càng tức giận hơn: " Mẹ chồng ăn đồ thừa, con liệu dám ăn đồ mới sao?" Thấy con nói vậy, bà chỉ có thể cúi đầu không nói gì.
Một lúc sau, bà gắp thịt cho cháu trai. Thấy vậy, con dâu vội cản lại vì "dùng đũa gắp đồ ăn cho người khác là mất vệ sinh."
2. Mẹ đừng bỏ thức ăn lên bàn!
Vì hòa khí gia đình, cũng không muốn con trai khó xử, bà Tống đành dừng việc gắp đồ ăn cho cháu. Tuy nhiên, trong bữa ăn, có món cá nhiều xương. Vì không thể nuốt xuống được, bà đành phải bỏ lại trên bàn ăn.
Thấy vậy, con dâu tức giận đập đũa xuống bàn. Cô bất bình: "Mẹ ơi, mẹ có thể đừng nhổ xương và xương cá ra bàn khi ăn được không? Con nhìn thấy mà không muốn ăn nữa!"
Baf Tống bất mãn nói: "Mẹ ăn thế này mấy chục năm rồi! Xương cá không bỏ ra đây thì để đâu được?"
Người đối diện với bà không chịu dừng lại: "Mẹ có biết, chiếc khăn trải bàn này con đã mua 5 năm rồi. Thời gian qua nó vẫn sạch sẽ, nhưng mẹ mới đến được hai mươi ngày, nó đã thành ra cái dạng gì rồi?"
Nghe thấy vậy, bà Tống càng cúi đầu thấp hơn, nước mắt lưng tròng!
Lúc này, con trai của bà lên tiếng, con dâu không nói thêm điều gì.
3. Mẹ đừng để thức ăn thừa vào tủ lạnh của con!
Bữa ăn cuối cùng cũng kết thúc. Con dâu vì giận nên không dọn bát đĩa mà về phòng riêng. Bà Tống ở lại dọn dẹp. Bà ngâm bát đĩa vào bồn rửa rồi cho gà và cá còn lại vào tủ lạnh để mai ăn.
Nhưng khi con dâu mở tủ lạnh ra, đĩa thịt gà và cá còn sót lại rơi xuống sàn, mảnh vỡ vương vãi khắp sàn. Không nhịn được, cô lại lớn tiếng quát tháo. Cô trách mẹ chồng lại cất đồ ăn thừa, vừa mất vệ sinh lại bất tiện.
Nói xong, con dâu đi vào bếp rồi vứt hết thức ăn thừa trong tủ lạnh vào thùng rác. Bà Tống nhìn không dám nói lời nào mà chỉ rơi nước mắt.
Đêm hôm đó, bà nằm trên giường suy nghĩ rất lâu. Dù thương con, quý cháu nhưng bà thực sự không thể sống trong hoàn cảnh như vậy. Sáng sớm hôm sau, bà tức tốc thu dọn hành lý để trở về quê nhà.
Ai cũng khát khao sống an nhàn và hạnh phúc ở tuổi già. Nhưng thực tế là, giữa người trẻ và người lớn tuổi luôn tồn tại khoảng cách thế hệ, có nhiều điểm khác biệt trong lối sống và thói quen sinh hoạt. Do đó, khi sống chung dưới 1 mái nhà, giữa họ sớm muộn cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn hoặc sống không được thoải mái.
Vì vậy, dù con cái hiếu thuận tới đâu, người già cũng nên có một căn nhà cho riêng mình. Việc này giống như “chừa cho mình đường lui”. Nếu một ngày, khi cảm thấy không hạnh phúc khi sống với con cái, họ vẫn sẽ còn nơi để trở về và có một không gian thoải mái, thực sự thuộc về mình.
Theo Sohu