Khi con gái đầu lòng được 2 tuổi, Tiểu Vân quyết định có thêm bé nữa dưới sự thúc ép của mẹ chồng. Khi Tiểu Vân đến bệnh viện tầm soát dị tật thai nhi, bác sĩ Triệu thông báo thai nhi vẫn ổn khiến Tiểu Vân rất yên tâm.
Mẹ chồng cô chủ quan cho rằng điều này là lẽ đương nhiên bởi cô đã từng sinh con thuận lợi, bà hạn chế Tiểu Vân đi khám thai và tiến hành siêu âm thai bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Lần tái khám tiếp theo, Tiểu Vân không đến bệnh viện bởi cô tin những lời nói của mẹ chồng và cảm thấy thai nhi trong bụng vẫn khỏe mạnh. Khi thai nhi được 8 tháng, Tiểu Vân muốn đến bệnh viện kiểm tra, lần này mẹ chồng tiếp tục ngăn cản và cam đoan với cô là lần mang thai này cũng suôn sẻ như lần trước.
Nhưng khi thai nhi được 39 tuần tuổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động. Khi đến bệnh viện kiểm tra, cô được bác sĩ thông báo dây rốn quấn cổ thai nhi rất nghiêm trọng, hiện tại thai nhi có nguy cơ bị thiếu dưỡng khí và cần tiến hành mổ khẩn cấp.
Mang thai đến tuần 39, Tiểu Vân thấy mệt mỏi, khi đi khám cô được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ rất nghiêm trọng.
Mẹ chồng của Tiểu Vân phản đối ra mặt, cho dù thai nhi đã đủ tháng và trong tình trạng nguy cấp nhưng bà vẫn muốn con dâu sinh thường. Tiểu Vân khóc lóc lo lắng, cô kiên quyết nghe theo lời khuyên của bác sĩ Triệu và tiến hành sinh mổ.
Trong phòng phẫu thuật, sau 2 tiếng giành giật sự sống, thai nhi đã chào đời an toàn. Bác sĩ Triệu và ê kíp phẫu thuật toát mồ hôi khi thấy thai nhi bị dây rốn quấn hơn 4 vòng quanh cổ. Thật may Tiểu Vân đã đến bệnh viện kiểm tra, nếu không hậu quả thật khôn lường.
Bác sĩ Triệu đưa ra lời cảnh báo: "Các bà bầu không nên nghĩ rằng chỉ cần khám tầm soát dị tật thai nhi là an toàn cho bé và bỏ qua những lần tái khám tiếp theo. Những lần tái khám trong suốt thai kỳ rất quan trọng và là cơ sở giúp bác sĩ nhanh chóng nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn không tốt đối với sức khỏe của thai nhi, chẳng hạn bong nhau non, rò rỉ hoặc vỡ màng ối, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
Thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng nên mẹ bầu cần phải lưu ý. Thai nhi 38 tuần tuổi là đã đủ tháng, cho dù trẻ sinh ra nhẹ cân, nhưng chỉ cần mẹ chú ý bồi bổ cho trẻ thì mọi chuyện vẫn ổn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé".
Theo như lời bác sĩ Triệu các bà bầu không nên bỏ qua những lần tái khám trong thai kì.
Mẹ bầu hãy lưu ý một số biểu hiện khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ như sau:
- Thai ít chuyển động hoặc chuyển động kém: Nếu mẹ phát hiện thai nhi ít chuyển động hơn sau 37 tuần thai thì đây có thể là một trong những biểu hiện của hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ. Một em bé bình thường ở giai đoạn này của thai kỳ sẽ chuyển động khoảng 5 lần trong vòng 30 phút.
- Nhịp tim thai bất thường: Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim của bé được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu có bất kỳ bất thường nào về nhịp tim, thì rất có thể là dấu hiệu bé đang bị dây rốn quấn cổ.
- Thai nhi đột nhiên di chuyển rất mạnh rồi ít hơn hẳn: Theo các chuyên gia, khi thai nhi di chuyển mạnh đột ngột rồi sau đó giảm hẳn thì rất có thể em bé đang cố gắng định vị lại vị trí để làm giảm áp lực do dây rốn gây ra.
Theo News