Mẹ anti vắcxin, con 13 tháng tuổi suýt mất mạng vì mắc sởi

Ngọc Minh |

Đọc thông tin trên mạng tiêm vắc xin sẽ khiến con tự kỷ, suy giảm hệ miễn dịch người mẹ đã quyết không tiêm cho con và suýt phải trả giá bằng tính mạng của con.

Suýt mất mạng vì bệnh sởi

Mới đây, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi mắc sởi gặp biến chứng do hậu quả của trào lưu anti vắc xin của mẹ.

Bệnh nhi T.M.C, 13 tháng tuổi (tại Phú Thọ) nhập bệnh viện Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, chảy nước mũi, ho, xuất hiện ban đỏ toàn thân và nhiều nhất vùng mặt, ngực, bụng, lưng. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi có biến chứng viêm phổi.

Khi khai thác tiềm sử tiêm phòng của bệnh nhi từ mẹ, bác sĩ đã "giật mình" vì mẹ không hề tiêm phòng vắc xin cho con. Người mẹ này chia sẻ đọc thông tin trên mạng cho rằng tiêm vắc xin không tốt trẻ dễ bị tự kỷ, suy giảm miễn dịch… nên đã quyết định không tiêm vắc xin cho con.

Điều đáng nói khi dịch sởi đang bùng phát vẫn có rất nhiều bà mẹ còn mê muội hùa theo trào lưu anti vắc xin, để rồi con là người phải lãnh hậu quả.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện nay, đang điều trị, theo dõi cho hơn 30 trường hợp trẻ em mắc Sởi nặng. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 3-5 trường hợp nặng, thường tập trung vào trẻ em.

Còn tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung hiện nay cũng có từ 15-20 trẻ đang điều chỉ biến chứng do sởi. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, con số bệnh nhi điều trị sởi có biến chứng sởi cũng khoảng 20 ca.

Đặc điểm của các trường hợp bệnh nhi mắc sởi là đều đều không được tiêm vắc xin đầy đủ.

GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch Sởi có mức độ lây lan rất nhanh, trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc chưa tiêm đủ các mũi tiêm nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh là rất cao.

Mẹ anti vắcxin, con 13 tháng tuổi suýt mất mạng vì mắc sởi - Ảnh 1.

Bác sĩ Kính khuyến cáo trào lưu anti vắc xin rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Do virút sởi gây suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh cho nên bệnh nhi khi mắc sởi, không chăm sóc đúng cách rất dễ biến chứng. Bệnh viện Nhiệt đới đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp biến chứng nặng.

"Trong đó, biến chứng phổ biến là viêm phổi, viêm phế quản gây ngừng thở, tắc thở, bị bội nhiễm, viêm não…", GS.TS Kính nói.

Sai lầm cha mẹ thường mắc khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà nếu không có biến chứng. Tiến trình của bệnh sởi sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ ho, chảy nước mũi có xuất hiện thêm ban mọc trên mặt. Sau đó khoảng 7-10 ngày, các triệu chứng sẽ hết, trẻ tự khỏi.

Trẻ có biểu hiện sốt tăng cao, khó thở, thân nhiệt không kiểm soát… thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để điều trị.

GS.TS Kính khuyến cáo, tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian chữa sởi cho trẻ sẽ rất nguy hiểm. Việc vệ sinh kém, nhất là không tắm khiến cho trẻ bị bội nhiễm trên da, viêm kết mạc…

Không hùa theo trào lưu anti vắc xin sẽ khiến dịch Sởi phát triển một cách khó lường. Trẻ dễ mắc bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Cách phòng bệnh sởi đơn giản là tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch; riêng phụ nữ mang thai thường dễ mắc sởi cũng nên tiêm nhắc lại để tránh truyền bệnh từ mẹ sang con. Với người lớn có thể tiêm nhắc lại 5 năm/lần.

Để bảo vệ con trong những ngày đầu đời (9 tháng) mẹ nên đi tiêm vắc xin sởi để có kháng thể cho con. Vì trên thực tế đã có rất nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi bị mắc phải khi chưa đủ tuổi tiêm phòng (mũi tiêm đầu tiên lúc 9 tháng tuổi).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại