Maybank Kim Eng: Việt Nam và Singapore là 2 nền kinh tế phục hồi hình chữ V nhanh hơn nhiều mong đợi

Q.L |

Theo báo cáo của Maybank Kim Eng, trong các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam và Singapore là hai nền kinh tế phục hồi hình chữ V với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mong đợi cũng như so với các nước trong khu vực.

Chuyên gia kinh tế tại Maybank Kim Eng nhận định: "Các yếu tố như trợ cấp chính phủ hào phóng, lãi suất thấp kỷ lục, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao và các chính sách làm việc tại nhà đã thúc đẩy quá trình phục hồi ở các nền kinh tế trên".

Nỗ lực khôi phục kinh tế các nước ASEAN hậu Covid-19

Đối với Singapore, việc phục hồi mạnh mẽ hoạt động sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn đã đẩy nhanh quá trình phục hồi hình chữ "V" của nền kinh tế. Đồng thời, các giao dịch bất động sản trên thị trường cũng tăng lên 40% so với mức trước đại dịch, doanh số các mặt hàng như đồng hồ, đồ trang sức... cũng phục hồi mạnh mẽ trong tháng 7.

Đối với Việt Nam, động lực phục hồi hình chữ "V" là nhờ xuất khẩu, bán lẻ và vận tải hàng hóa. Cụ thể, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN-6 duy nhất thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Tương tự như Singapore, Malaysia cũng chứng kiến sự phục hồi trong xuất khẩu và hoạt đổng sản xuất chất bán dẫn. Đáng chú ý, doanh số bán xe có động cơ mới tại quốc gia này đã đạt trên mức trước giai đoạn đại dịch.

Đối với Thái Lan, động lực phục hồi nền kinh tế lại nhờ vào doanh số bán bia, đồ gia dụng và xuất khẩu thực phẩm. Ngoài ra, doanh số bán ô tô, xe máy cũng có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, dự kiến Thái Lan sẽ phải hứng chịu cuộc suy thoái sâu nhất trong ASEAN do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như bất ổn chính trị.

Báo cáo của Maybank Kim Eng nhấn mạnh, Philippines và Indonesia sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và đấu tranh nhiều hơn để có cơ hội phục hồi hình chữ "V". Tại Indonesia, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng như dầu cọ, xi măng, nông sản trong nước đang dần phục hồi, song số lượng ca nhiễm Covid-19 vẫn không có dấu hiệu giảm, dẫn đến nền kinh tế tiếp tục suy yếu.

Tại Philippines, khả năng phục hồi kinh tế hình chữ "V" rất thấp, phần lớn do thời gian dài đóng cửa nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua nền kinh tế Philippines cũng ghi nhận dấu hiệu tích cực khi nhu cầu điện năng đã ghi nhận phục hồi mạnh mẽ.

Cuối cùng, báo cáo kết luận, một số ngành ghi nhận được hưởng lợi trong giai đoạn đại dịch khi tăng trưởng theo hình chữ "I" bao gồm: thương mại điện tử, sản xuất găng tay, dược phẩm...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại