Hệ thống này, được gọi là TIC 290061484, bao gồm các ngôi sao đôi chạy quanh nhau một lần sau mỗi 1,8 ngày Trái đất cũng như một ngôi sao thứ ba quay quanh cặp sao này một lần sau mỗi 25 ngày Trái đất. Quỹ đạo cực kỳ chặt chẽ của hệ thống ba sao này, nằm cách xa chỉ dưới 5.000 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, thiên nga, khiến nó trở thành một kỷ lục gia.
Kỷ lục trước đó về quỹ đạo hệ ba sao chặt chẽ nhất là Lamba Tauri, lập kỷ lục vào năm 1956 khi ngôi sao thứ ba của nó mất 33 ngày để quay quanh hai ngôi sao đôi bên trong.
Nhóm khám phá bao gồm các nhà khoa học công dân gặp nhau trong khuôn khổ dự án Planet Hunters. Những người nghiệp dư này đã hợp tác với các nhà thiên văn học chuyên nghiệp để thành lập nhóm hợp tác Visual Survey Group, hoạt động trong một thập kỷ.
Ba người bạn đồng hành
Nhóm nghiên cứu cho rằng hệ sao TIC 290061484 có độ ổn định cao vì các ngôi sao quay quanh nhau gần như cùng một mặt phẳng. Nếu quỹ đạo của các ngôi sao nghiêng theo các hướng khác nhau, ảnh hưởng của lực hấp dẫn sẽ phá vỡ quỹ đạo của chúng, khiến hệ thống trở nên không ổn định.
Tuy nhiên, sự ổn định này sẽ không kéo dài mãi mãi, có thể là vài triệu năm. Mặc dù đối với chúng ta thì đó là một khoảng thời gian dài, nhưng chỉ là cái chớp mắt trong vũ trụ 13,8 tỷ năm tuổi.
Khi các ngôi sao đôi ở trung tâm của hệ thống ba ngôi sao này già đi, chúng sẽ mở rộng ra bên ngoài và cuối cùng hợp nhất. Điều này sẽ gây ra một vụ nổ siêu tân tinh lớn trong khoảng 20 đến 40 triệu năm. Rất may, điều này không có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ sự sống nào trên các hành tinh xung quanh ba ngôi sao vì dường như không có bất kỳ hành tinh nào đủ gần các ngôi sao để hỗ trợ sự sống.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra hệ thống ba sao phá kỷ lục này nhờ ánh sáng nhấp nháy từ các ngôi sao cắt ngang nhau khi nhìn từ vị trí của chúng ta trên Trái Đất.