Mấy ngày tắm 1 lần mới tốt? Câu trả lời khiến hầu hết mọi người bất ngờ

Nguyễn Hoà |

Tắm gội là nhu cầu hàng ngày, nhưng có phải tắm càng nhiều thì sẽ càng có lợi cho sức khoẻ? Lý tưởng nhất là chúng ta nên tắm thế nào? Thật bất ngờ khi bạn biết được câu trả lời.

Người Úc được công nhận là một trong những quốc gia sạch nhất trên thế giới. Vào năm 2008, theo báo cáo của SCA – một công ty vệ sinh hàng đầu thế giới cho hay, có đến 90% phụ nữ và 80% nam giới ở Úc tắm ít nhất một lần/ngày.

Một nghiên cứu khác trước đây của Energy Australia, là một công ty bán lẻ điện, khí đốt tại Úc chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 29% trong số họ đã tắm hai lần/ngày, trong đó có 9% rằng họ có vòi hoa sen để tắm mỗi ngày.

So sánh với người Trung Quốc: Chỉ có 50% đạt yêu cầu tắm hai lần/tuần, còn kết quả khảo sát ở Thuỵ Điển cho thấy có dưới 50% phụ nữ quan tâm tới việc tắm rửa hàng ngày.

Mấy ngày tắm 1 lần mới tốt? Câu trả lời khiến hầu hết mọi người bất ngờ - Ảnh 1.

Sạch bóng - Nó có thể sẽ là không tốt đối với làn da của bạn

Với những thói quen vệ sinh hàng ngày trong nền văn hoá ở xứ Down Under, những người đã bỏ qua việc tắm rửa bằng vòi hoa sen có xu hướng giữ lại một ít "bẩn" cho chính mình. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, khi nói đến vấn đề sức khoẻ, những người tắm ít là những người đúng.

Tắm bằng vòi hoa sen nóng hàng ngày có thể làm hỏng làn da của bạn, đây là lời cảnh báo của vị Phó Giáo sư Stephen Shumack, Chủ tịch Đại học Da liễu Australasian.

"Nguyên nhân là do khi việc làm sạch da quá mức, cũng sẽ đồng thời loại bỏ các loại dầu tự nhiên mà cơ thể con người đã sản xuất ra để bảo vệ các tế bào da. Nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng khi vi khuẩn hoặc vi rút dễ dàng xâm nhập hơn, gây ngứa da, khô da, bong tróc và làn da sẽ xấu đi, có thể mắc bệnh chàm".

Ông giải thích thêm, việc tắm gội quá nhiều hoặc sử dụng các loại hoá chất màu cũng sẽ gây ra những thiệt hại tương tự cho tóc khi tóc bị chẻ ngọn. Nhiệt độ của nước quá nóng hay ở trong phòng tắm quá lâu cũng là điều không tốt.

Shumack giải thích: "Điều này tương tự như việc bạn đổ một ít dầu thực vật lên trên bàn làm bếp. Nếu bạn lấy một miếng vải ngâm trong nước lạnh thì sẽ không thể thấm được số dầu đó, nhưng với một miếng vải ngâm trong nước nóng thì có thể làm sạch được".

Lượng dầu bảo vệ da không phải là thứ duy nhất bị phá huỷ khi bạn tắm gội quá sạch sẽ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cũng giống như đường ruột, da của chúng ta là một hệ sinh thái của hàng tỷ loại vi khuẩn, vi rút và nấm. Hệ sinh thái này cũng rất cần thiết để cân bằng sức khoẻ.

Shumack tiết lộ: "Nếu bạn tắm quá mức, bạn đang làm thay đổi sự phân bố tự nhiên của các loại vi khuẩn tốt trên da. Điều này có thể khiến bạn mắc phải các bệnh khác về da chẳng hạn như vảy cám. Sự phát triển quá mức của nấm trên da xảy ra phổ biến hơn ở những người tắm nhiều".

Nghiên cứu sâu hơn phát hiện ra rằng, việc mất cân bằng trong hệ sinh thái của da có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ khác, bao gồm cả mụn trứng cá, dị ứng hay là bệnh hen suyễn.

Mấy ngày tắm 1 lần mới tốt? Câu trả lời khiến hầu hết mọi người bất ngờ - Ảnh 2.

Vậy, lý tưởng nhất là chúng ta nên tắm bao lâu một lần?

Chỉ tắm khi chúng ta thực sự cần, theo Shumack: "Đối với người ít vận động có thể chỉ cần tắm vòi hoa sen một, hai hoặc ba lần một tuần, đặc biệt vào mùa đông. Số lần thay đổi theo loại da và những hoạt động hàng ngày của bạn".

"Còn nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi và tiếp xúc với bụi bẩn, bạn cần tắm mỗi ngày. Đối với những người có làn da nhạy cảm như người già và trẻ sơ sinh cần số lần tắm ít hơn".

Tắm vòi hoa sen hàng ngày là một hiện tượng phổ biến hiện nay, Shumack cũng chỉ ra rằng: "Chỉ trong khoảng từ 50 đến 60 năm qua (kể từ khi có phòng tắm riêng với vòi hoa sen), việc tắm hàng ngày đã trở nên phổ biến. Động lực thực sự để tắm hàng ngày đến từ quan niệm xã hội hơn là so với từ nhu cầu thực tế".

"Mọi người cần tránh việc có mùi cơ thể. Tuy nhiên, mùi cơ thể chỉ xuất hiện các tuyến ở nách và háng chân chứ không phải là trên khắp các tuyến của cơ thể".

Shumack đưa ra lời đề nghị rằng chúng ta chỉ nên tắm một đến hai phút trong nước ấm, tập trung vào các vùng nách, háng hoặc bộ phận nào trên cơ thể bị bẩn. Ông cũng nói, xà phòng là tốt nhưng không cần thiết.

Theo ý kiến ​​của ông: Hầu hết các sản phẩm thay thế xà phòng có lẽ chỉ là một hoạt động tiếp thị của các nhãn hàng hơn là sự cần thiết chúng đối với cơ thể con người.

Greg Goodman, bác sĩ phẫu thuật chính tại Skin & Cancer Foundation Victoria, và là Giáo sư tại Đại học Monash, không đồng ý với ý kiến trên. Goodman cho rằng:

"Xà phòng có tính kiềm và có xu hướng phá huỷ hàng rào bảo vệ da. Bề mặt da có chứa các loại vi khuẩn có tính axít và loại vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường da có tính axít. Đó được gọi là sạch sẽ không lành mạnh."

Goodman ủng hộ việc sử dụng chất tẩy rửa không xà phòng. Nhưng ông đồng tình với Shumack rằng, chúng ta chỉ nên tắm trong xà phòng ba phút là đủ. Goodman ủng hộ việc tắm hàng ngày, miễn sao nó là nước ấm.

"Điều quan trọng là cơ thể bạn đang tránh sự tổn thương mỗi ngày từ chất nhờn và bụi bẩn". Rửa tay là hành động đặc biệt quan trọng trong mùa cúm để ngăn ngừa sự lây lan và nhiễm trùng của các loại vi khuẩn.

Theo Nicole Bijlsma, nhà sinh vật học và là tác giả của Healthy Home, Healthy Family cho rằng: Nước tắm của chúng ta hầu như không sạch, nhiều nguồn nước có khả năng chứa florua, clo, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và hóa chất.

Một giả thuyết gây tranh cãi được đưa ra bởi Tiến sĩ John Cannell, người sáng lập của Hội đồng Vitamin D Hoa Kỳ, đó là việc tắm hàng ngày có thể là tác nhân làm giảm lượng vitamin D.

Về mặt lý thuyết, vitamin D3 được hình thành trên bề mặt của da để phản ứng với ánh sáng mặt trời, không được hấp thụ ngay vào máu. Tắm thường xuyên được xem là việc làm đã gột rửa sạch sẽ vitamin D3 trước khi cơ thể có cơ hội hấp thụ nó.

*Theo SMH

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại