"Phi công U-2 được trang bị đồng hồ kết nối với hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng cũng có thể dùng dữ liệu từ Glonass của Nga, Bắc Đẩu của Trung Quốc và Galileo của châu Âu. Điều đó cho phép họ xác định vị trí ngay cả khi GPS bị chế áp", tướng James M. Holmes, chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến Đường không của không quân Mỹ, hôm 6-3 cho biết trong hội thảo ở Thủ đô Washington
Phát biểu được đưa ra sau khi phóng viên hỏi tướng Holmes về kế hoạch tăng cường phương án dự phòng cho trang bị khí tài của Không quân Mỹ
Tướng Holmes không tiết lộ chi tiết, nhưng truyền thông nước này cho biết Không quân Mỹ từng mua 100 đồng hồ định vị cho các phi công U-2 hồi năm 2018
Một nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2012 khẳng định hệ thống 24 vệ tinh Glonass và 30 vệ tinh Gelileo giúp phi công định vị nhanh và chính xác hơn trong trường hợp tín hiệu GPS bị trục trặc hoặc yếu hơn bình thường
"Việc bổ sung thiết bị Glonass mang lại nhiều lợi ích đáng kể so với hệ thống GPS đơn thuần", nghiên cứu đăng trên tạp chí Sensors có đoạn viết
U-2 còn có biệt danh là “quý bà rồng”, đây là loại máy bay do thám có thể hoạt động ở độ cao cực lớn lên tới hơn 26km
Loại máy bay này được Mỹ phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ những năm 1950
Nhờ hàng loạt chương trình nâng cấp hiện đại hóa, U-2 vẫn là một thành phần quan trọng trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Mỹ tại Trung Đông
Dòng máy bay do thám U-2 có độ cao hành trình khoảng 21km trong khi độ cao tối đa chúng có thể đạt lên tới 26km, lớn nhất trong tất cả các loại máy bay thuộc biên chế Không quân Mỹ hiện nay
Để lên tới độ cao này, phi công U-2 phải mặc trang phục điều áp giống như phi hành gia, nhằm bảo đảm tính mạng khi phải phóng ghế thoát hiểm ở độ cao cực lớn trong trường hợp gặp sự cố
Mặc dù đã phục vụ cho Không quân Mỹ nhiều thập kỷ nhưng U2 nhiều khả năng vẫn chưa thể "nghỉ hưu" trong tương lai gần, do mẫu máy bay thay thế vẫn chỉ đang nằm trên giấy, trong khi nhu cầu do thám và trinh sát của quân đội Mỹ lại không hề suy giảm