Máy bay 'Made in China' lại khiến thế giới trầm trồ: Thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới 'phun ra nước', cất và hạ cánh ngay trên cột sóng biển cao 2 mét, lơ lửng trong 2 tiếng

Thiên Di |

Theo Tân Hoa Xã, dòng thuỷ phi cơ AG600, chuyên phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, đã được bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Máy bay 'Made in China' lại khiến thế giới trầm trồ: Thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới 'phun ra nước', cất và hạ cánh ngay trên cột sóng biển cao 2 mét, lơ lửng trong 2 tiếng- Ảnh 1.

Thuỷ phi cơ AG600 được Trung Quốc sản xuất.

Interesting Engineering dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới có tên AG600. Quá trình này đánh dấu cột mốc quan trọng về năng lực sản xuất hàng không và hàng hải của Trung Quốc.

AG600 là thuỷ phi cơ được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), chủ yếu hoạt động nhằm mục đích giám sát hoạt động hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.

AVIC đặt mục tiêu AG600 sẽ đạt chứng chỉ bay cần thiết, sau đó sẽ được giao cho khách hàng. Hiện tại, 4 máy bay thử nghiệm AG600 đang thực hiện các bài kiểm tra về khả năng bay trên toàn quốc để kiểm suất hiệu suất và chất lượng.

Máy bay 'Made in China' lại khiến thế giới trầm trồ: Thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới 'phun ra nước', cất và hạ cánh ngay trên cột sóng biển cao 2 mét, lơ lửng trong 2 tiếng- Ảnh 2.

AG600 thử nghiệm hạ cánh trên mặt nước.

Dự án AG600 được khởi xướng từ năm 2014 nhằm đáp ứng nhu cầu đối với máy bay cứu hộ khẩn cấp, phục vụ tìm kiếm trên biển. Máy bay này đã thực hiện các chuyến bay đầu tiên trên đất liền vào năm 2017 và trên biển vào năm 2020. Các cuộc thử nghiệm về hiệu suất bay đã bắt đầu trong năm nay và gần như đã sẵn sàng để chính thức được khai thác.

AVIC cho biết, cụm lắp ráp phía trước của chiếc AG600 được sản xuất hàng loạt đầu tiên đã được bàn giao vào ngày 30/6, đánh dấu cho quá trình sản xuất hàng loạt. Quá trình lắp ráp bộ phận này sẽ được hoàn thành trong 3 tháng và đây cũng là bước quan trọng hướng đến việc sản xuất trên quy mô lớn. Quy trình lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông với sự giám sát của công ty con của AVIC là General Huanan Aircraft Industry Co.

Thiết kế của AG600 là một phần trong mục tiêu của Trung Quốc nhằm tăng cường năng lực hàng không với các máy bay được sản xuất trong nước, bao gồm máy bay chở hàng Y-20 và máy bay chở khác C9191. Nỗ lực này nằm trong kế hoạch hiện đại hoá sản xuất đến năm 2027.

SCMP đưa tin, Chủ tịch AVIC Qu Jingwen cho biết AG600 có thể cất cánh và hạ cánh trên biển ngay cả khi có sóng cao tới 2 mét và lơ lửng trong 2 giờ. Ngoài ra, dòng thuỷ phi cơ AG600 được sản xuất nhằm tăng cường phục vụ hoạt động cứu hộ cứu nạn khẩn cấp như chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn trên biển ở nhiều địa hình khác nhau.

Song, quá trình phát triển AG600 cũng gặp nhiều thách thức, như những trở ngại về công nghệ và đại dịch Covid-19 đã gây ra sự chậm trễ, đẩy lùi ngày giao hàng dự kiến từ năm 2022. Ngoài ra, một vấn đề khó khăn khác là động cơ của máy bay. AG600 sử dụng động cơ tua bin cánh quạt WJ-6, dựa trên dòng AI-20 của Liên Xô từ những năm 1950. Việc khắc phục vấn đề về động cơ là bước quan trọng trong việc thúc đẩy dự án.

Bất chấp những cản trở, dự án vẫn đang tiến triển và hiện đã có 17 đơn đặt hàng cho AG600 từ Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc và Cảnh sát Biển Trung Quốc, qua đó thể hiện vai trò quan trọng của chiếc máy bay này trong việc hỗ trợ các hoạt động hàng hải của Trung Quốc.

Tham khảo Interesting Engineering

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại