Trong thế giới ẩm thực, cà phê chồn, hay Kopi Luwak theo tiếng Indonesia, được coi là một trong những mặt hàng thực phẩm xa xỉ.
Mùi vị béo ngậy, ít chua do các hạt cà phê đã được hệ tiêu hóa của loài chồn xử lý qua khiến những người sánh cà phê khó lòng cưỡng nổi.
Những chất Enzyme trong hệ tiêu hóa của chồn sẽ thay đổi cấu trúc protein của cà phê, loại bỏ một số acid và khiến hương vị cà phê dễ chịu hơn.
Mặc dù giá cà phê chồn đã giảm từ năm 2013, nhưng hiện mỗi kg cà phê chồn vẫn có giá 200-400 USD và đang trở thành hàng “hot” với các du khách khi đến Indonesia, trung tâm sản xuất cà phê chồn lớn nhất thế giới.
Ban đầu, loài chồn được coi là động vật có hại ở Indonesia khi chúng tấn công các khu nông trại và ăn các loại quả cũng như cây trái của người nông dân. Tuy nhiên, nhu cầu cà phê chồn tăng cao cùng mức giá đắt đỏ đã dần khiến người dân thay đổi quan điểm về loài động vật này.
Trong quá khứ, cà phê chồn ở Indonesia được thu hoạch từ phân chồn tự nhiên. Tuy vậy, mức lợi nhuận cao đã khiến các thương nhân bắt cà phê chồn hoang để nuôi nhốt lấy phân cà phê.
Báo cáo mới đây của tạp chí Animal Welfare cho thấy điều kiện sống của những chú chồn bị nuôi nhốt trong 16 đồn điền lớn ở Indonesia là vô cùng tồi tệ và ngành cà phê chồn nơi đây bị mệnh danh là một “ngành công nghiệp nô lệ” vô nhân đạo.
Nghiên cứu của tổ chức WCRU và hiệp hội bảo vệ động vật quốc tế WAP cho thấy điều kiện nuôi nhốt của những chú chốn ở Indonesia là vô cùng tồi tệ. Những chuồng nuôi chốn được xây dựng quá bé so với không gian sống tiêu chuẩn của loài chồn.
Trong khi đó, do không được dọn vệ sinh thường xuyên nên sàn nhà tràn đầy lông, nước tiểu, phân, máu và những thức rác rưởi khác.
Đối với chồn hoang, việc ăn những hạt cà phê chỉ tương đương như “ăn vặt” và không nằm trong chế độ ăn uống chính của chúng. Tuy nhiên, những chú chồn nuôi nhốt bị bắt ăn quá nhiều hạt cà phê và bị mất cân bằng dinh dưỡng.
Hệ quả là trong khi con chồn nuôi nhốt trông vô cùng gầy gò do không tiêu hóa hết được cà phê thì một số con lại béo phì và thậm chí không có khả năng di chuyển.
Thêm vào đó, loài chồn thường sống về đêm nên chúng không chịu được môi trường sống giam cầm tại những chiếc lồng ngột ngạt, nhỏ hẹp dưới thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, những tiếng ồn từ du khách, từ sinh họa của con người... cũng ảnh hưởng đến tập tính của loài ăn đêm này.
Nhiều khi, những con chồn này bị kích động, đánh lẫn nhau, tự gặm chân tay mình đến bật máu. Nhiều con thậm chí bị bệnh và chết do không chịu nổi môi trường sống quá khắc nghiệt như vậy.
Việc môi trường nuôi nhuốt quá nhỏ khiến những con chồn bị xây xát và bị thường trong lồng. Đồng thời việc hạn chế được tiếp cận với nguồn nước ngọt cũng như với đồng loại khiến những chú chồn này bị mất khả năng sinh tồn nếu được thả lại tự nhiên.
Sự vô tâm của người tiêu dùng và những sản phẩm giả tạo
Đáng buồn thay, nhiều khách du lịch không nhận ra được việc họ đang giết chết loài chồn cũng như ảnh hưởng đến đời sống của cả một loài động vật. Nhiều du khách sẵn sàng đến Indonesia để chụp ảnh những trang trại cà phê chồn để khoe khoang trên mạng xã hội.
Tồi tệ hơn, những trang trại ở Indonesia đang khuyến khích mô hình này bởi họ không chỉ thu được lợi nhuận từ bán cà phê mà còn có doanh thu từ du lịch khi các du khách muốn tương tác với thiên nhiên, loài chồn cũng như quy trình sản xuất cà phê đắt nhất thế giới.
Ngoài ra, một vấn đề đang gây tranh cãi trong ngành cà phê chồn là chất lượng sản phẩm. Loại đồ uống này được coi là xa xỉ do những chú chồn hoang lựa chọn các hạt cà phê tốt nhất rồi mới ăn, trong khi những chú chồn bị nuôi nhốt phải ăn các hạt cà phê cũ.
Hậu quả là chất lượng cà phê chồn rõ ràng không được đảm bảo.
Kể từ năm 2013, có ít nhất 13 nhà bán lẻ trên thế giới, bao gồm những hãng nổi tiếng như Harrods và Selfridges đã quyết định dỡ bỏ mặt hàng cà phê chồn khỏi danh sách sản phẩm và quyết định điều tra quá trình sản xuất của những nhà cung cấp.
Dẫu vậy, những nhà hoạt động xã hội và bảo vệ động vật cho rằng rất khó để truy xét nguồn gốc cà phê chồn cũng như xác định xem liệu việc nuôi nhốt những chú chồn này có hợp phát theo quy định của nước sở tại hay không.
Một cuộc điều tra của hãng tin BBC năm 2013 đã cho thấy những hạt cà phê chồn được làm từ các chuồng nuôi nhốt ở Indonesia cuối cùng được đóng gói thành sản phẩm cà phê chồn tự nhiên ở Châu Âu.
Hiện Indonesia đang là trung tâm của ngành cà phê chồn. Ngoài ra, một số nước như Thái Lan hay Việt Nam cũng có các cơ sở sản xuất loại cà phê xa xỉ này.